Trình bày giá trị và ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng Việt Nam

Trình bày giá trị và ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng Việt Nam

0 bình luận về “Trình bày giá trị và ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng Việt Nam”

  1. Trong 85 năm hình thành và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi vĩ đại trong các thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); thời kỳ bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám, tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945- 1975) và thời kỳ tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên cả nước, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1975 đến nay.

    #mong bạn xem ạ#

    mong mod đừng xóa vì em có tham khảo trên mạng!!

    Bình luận
  2. Ngay ở phần đầu tiên, Cương lĩnh năm 1991 của Đảng ta đã trình bày khái quát quá trình cách mạng Việt Nam, từ khi có Đảng lãnh đạo (1930) đến năm 1991. Cương lĩnh viết:

    “Thực hiện Cương lĩnh năm 1930, trong suốt 45 năm, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ và giành được những thắng lợi vĩ đại: làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng nửa nước, miền Bắc chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

    Sau thắng lợi lịch sử mùa Xuân 1975, nhân dân ta tiếp tục nêu cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và đã đạt những thành tựu to lớn: thiết lập chính quyền nhân dân ở cả miền Nam, thống nhất nước nhà; khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh; từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới và cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; bảo vệ vững chắc Tổ quốc; làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

    Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần; có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng; duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp; có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương. Công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. 

    Tại Đại hội lần thứ VI, Đảng đã tự phê bình và đề ra đường lối đổi mới. Đại hội VI là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Công cuộc đổi mới qua hơn bốn năm đã đạt những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tình hình kinh tế – xã hội có chuyển biến tích cực, tạo thế đi lên và khẳng định con đường chúng ta đang đi là đúng. Tuy nhiên khó khăn còn nhiều, đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.3-4) 

    Từ sau Đại hội VII, vấn đề “quá trình cách mạng Việt Nam” tiếp tục được nhìn nhận, đánh giá một cách nhất quán trong các văn kiện của Đảng và trong các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 

    Đại hội IX của Đảng (2001) được tổ chức vào thời điểm chuyển thế kỷ xx vừa kết thúc và đất nước mới bước vào thế kỷ XXI. Báo cáo chính trị của Đại hội đã đánh giá tổng quát thế kỷ XX và, trong toàn cảnh đó, đánh giá quá trình cách mạng Việt Nam với những thành tựu, đóng góp to lớn đối với tiến trình vận động của thế giới. Văn kiện Đại hội IX nêu rõ: 

    “Đối với nước ta, thế kỷ XX là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại. 

    Trong 71 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vĩ đại: 

    Một là, thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô viết Nghệ – Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xoá bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 

    Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 

    Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc khi còn chiến tranh và trong những năm đầu sau khi nước nhà thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm sáng kiến của nhân dân, Đảng đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới.

    Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.64) 

    2. Bổ sung công cuộc đổi mới vào “quá trình cách mạng Việt Nam” trong Cương lĩnh là một đòi hỏi tất yếu và cấp bách. Mặc dù khi Đại hội VII thông qua Cương lĩnh, đất nước đã có 5 năm đổi mới đầu tiên và ngay trong Cương lĩnh, công cuộc đổi mới cũng đã được đề cập. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những đánh giá bước đầu. 

    Những đánh giá về công cuộc đổi mới đã từng bước được đưa ra một cách kịp thời trong văn kiện của các Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) và Đại hội X (2006). 

    Báo cáo chính trị của Đại hội VIII khái quát 10 năm đổi mới đầu tiên như sau: 

    “Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, đất nước đã vượt qua một giai đoạn thử thách gay go. Trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, nhân dân ta không những đứng vững mà còn vươn lên, đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiều mặt. 

    Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. 

    Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàng thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

    Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác” 

    Đại hội IX nhận định về 5 năm đổi mới tiếp theo, từ 1996 đến 2001, như sau: 

    “Năm năm qua, bên cạnh một số thuận lợi, nước ta gặp nhiều khó khăn: những yếu kém vốn có của nền kinh tế, những thiên tai lớn liên tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế ở một số nước châu Á, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, toàn Đảng và toàn dân ta ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, đạt được những thành tựu quan trọng. 

    Những thành tựu 5 năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế” 

    Đến Đại hội X, công cuộc đổi mới đã trải qua chặng đường 20 năm (1986-2006) và được đánh giá như sau: 

    “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. 

    Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị – xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.67-68) 

    3. Vấn đề đặt ra cho Đại hội XI là tiếp tục khái quát quá trình cách mạng Việt Nam, cả các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, đổi mới chủ nghĩa xã hội; cả giai đoạn chưa giành được chính quyền và các giai đoạn có chính quyền; cả thành tựu, ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm, sai lầm… Mặt khác, sự khái quát đó phải ngắn gọn, dễ hiểu đối với đảng viên và nhân dân; phải đảm bảo hợp lý về đối ngoại, không ảnh hưởng tiêu cực đến các quan hệ quốc tế; phải vừa thể hiện tinh thần tự phê bình sâu sắc, vạch rõ hạn chế, khuyết điểm, sai lầm, nhưng cũng phải góp phần khích lệ, động viên, hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân hăng hái tiến lên phía trước, giành thắng lợi mới 

    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) viết: “Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam. 

    Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn nhiều.

    Trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.” 

    Nội dung và cách khái quát quá trình cách mạng Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) là phù hợp, đúng đắn, đảm bảo tính toàn diện, xác thực của các sự kiện lịch sử; đồng thời, đảm bảo hàng loạt yêu cầu của một văn kiện chính trị. Đó chính là một trong những điểm mới và nội dung quan trọng trong các văn kiện Đại hội XI; một thành công của Đại hội, đánh dấu thành tựu tư duy lý luận của Đảng.

    Bình luận

Viết một bình luận