Trình bày giai đoạn 1954 đến 1975
(Em cần gấp ạ!!!)
0 bình luận về “Trình bày giai đoạn 1954 đến 1975 (Em cần gấp ạ!!!)”
. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơnăm 1954 về Đông Dương được kí kết và nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong thời kì mới
a. Tình hình nước Việt Nam sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954
– Với việc kí kết và thực hiện Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.
– Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Ngày 10 – 10 – 1954, bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
– Ở miền Nam, tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
b. Nhiệm vụ cách mạng
– Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhât của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975.
– Vai trò và mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc.
– Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền tuyến.
2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
a. Sự nghiệp cách mạng ở Miền Bắc
– Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)
+ Sau khi hoàn toàn được giải phóng, miền Bắc tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
+ Cuộc cải cách ruộng đất: từ cuối 1953 đến năm 1956 đã thực hiện 5 đợt cải cách. Kết quả: thu 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chủ cho 2 triệu nông hộ. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã hoàn thành.
+ Ý nghĩa: Mặc dù có những hạn chế, việc cải cách ruộng đất đã đưa đến xoá bỏ triệt để chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông được củng cố.
– Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965)
– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960):
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước: Tăng cường đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đấu tranh giữ vững hoà bình; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng, dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hoà bình thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình thế giới.
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng mỗi miền:
Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh là tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước.
+ Xác định vai trò của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Cách mạng dân tộc đân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, và đều nhằm thực hiện một nhiệm vụ chiến lược chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
+ Thông Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965); bầu Ban Chấp hành Trung ương mới.
+ Ý nghĩa
Nghị quyết của Đại hội đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc, hướng dẫn và thúc đẩy nhân dân hai miền hăng hái phấn đấu giành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
– Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)
+ Mục tiêu: bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi dã diễn ra trên miền Bắc: Duyên hải, Đại phong, Thành công, Ba nhất, Hai tốt…, đặc biệt là phong trào Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt.
+ Công nghiệp: được ưu tiên xây dựng. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960;
+ Nông nghiệp: thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, nhiều hợp tác xã đã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha…
+ Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn;
+ Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh;
+ Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được phát triển;
+ Mặc dù kế hoạch này phải bỏ dở, vì từ ngày 5 – 8 – 1964, đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhưng những kết quả đạt được là rất đáng tự hào, nhờ đó, miền Bắc đứng vững trong thử thách của chiến tranh và hoàn thành nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.
b. Miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn
– Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)
* Điều kiện lịch sử:
– Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang trong kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định; rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống những chính sách khủng bố của kẻ thù. Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát triển, lực lượng vũ trang cà căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi. Đó là điều kiện để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.
– Những năm 1957 – 1959, Mĩ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn ra Luật 10 – 59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Sự đàn áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai càng phát triển gay gắt. Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng tién lên.
– Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền Nam tiến lên đấu tranh vũ trang.
* Diễn biến
– Phong trào từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959, lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng.
– Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
– Đồng khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
* Kết quả:
– Đến năm 1960, nhân dân miền Nam đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
– Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960), giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, đấu tranh chống Mỹ và tay sai, nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.
* Ý nghĩa
– “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng. .
– Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.
– Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961- 1965)
* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
– Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965).
– “Chiến tranh đặc biệt” là một loại hình chiến tranh thực đân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và yêu nước.
– Biện pháp:
+ Thực hiện liên tiếp hai kế hoạch: “kế hoạch Xtalây – Taylo” (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng) và “kế hoạch Giôn xơn – Mắc Namara” (bình định miền Nam trong 24 tháng).
+ Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường; tăng nhanh viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, với nhiều vũ khí và phương tiện chién tranh hiện đại, nhất là các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”; tăng cố vấn Mĩ để chỉ huy, thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ – MACV (năm 1962).
Trong bối cảnh lịch sử ấy, lực lượng An ninh ở hai miền phải chiến đấu trong những điều kiện khác nhau, cùng phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ở miền Bắc, lực lượng An ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ lớn, cấp bách và chiến lược: Tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, chống địch dụ dỗ, cưỡng bức đồng bào di cư vào miền Nam; khoanh vùng trấn phản, tập trung vào địa bàn xung yếu, địa bàn có nhiều tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền và đảng phái phản động; phối hợp với Quân đội giải quyết nạn nổi phỉ; điều tra bóc gỡ mạng lưới gián điệp cài lại, kẹt lại; tiến hành công tác bảo vệ tư tưởng chính trị, bảo vệ nội bộ và cải tạo số đối tượng gây nguy hại cho an ninh xã hội.
Từ năm 1954 đến năm 1965, lực lượng An ninh đã tổ chức đấu tranh 15 chuyên án gián điệp, bắt gần 100 tên, khám phá hàng chục kho vũ khí bí mật của chúng. Điển hình là chuyên án C30 (1956 – 1958), lực lượng An ninh đã sử dụng 11 cơ sở thâm nhập vào hàng ngũ cầm đầu tổ chức, giúp trinh sát nắm chắc di biến động của từng đối tượng và đồng loạt bắt nhanh, gọn 15 đối tượng chính.
Với tinh thần kiên quyết, bền bỉ và mưu trí, đến năm 1965, lực lượng An ninh đã cơ bản bóc gỡ hết mạng lưới tay sai, xóa bỏ cơ sở xã hội và những điều kiện kẻ địch có thể lợi dụng cài cắm gián điệp, tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc nhằm thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, góp phần củng cố vững chắc hệ thống chính quyền từ cấp cơ sở, nhất là ở các vùng xung yếu, địa bàn trọng điểm.
Trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích do Mỹ – ngụy tung ra miền Bắc, lực lượng An ninh đã triển khai đồng bộ các mặt công tác nghiệp vụ, mưu trí thực hiện chiến thuật “trò chơi nghiệp vụ”. Từ hai chuyên án đầu tiên mang bí số PY27 (1961 – 1967) và BK63 (1961 – 1969), lực lượng An ninh đã điều khiển trung tâm địch hoạt động theo thế trận được bài bố sẵn của ta.
Hơn 10 năm đấu tranh bí mật với các cơ quan tình báo Mỹ – Ngụy, lực lượng An ninh đã tổ chức thành công 27 chuyên án theo chiến thuật “trò chơi nghiệp vụ”, bắt và diệt 103 toán biệt kích gồm 885 tên xâm nhập bằng đường không, thu hàng trăm tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; đánh đuổi 75 toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển vào các tỉnh duyên hải, 135 toán biệt kích xâm nhập qua biên giới Việt – Lào vào vùng rừng núi phía Bắc và Tây Bắc.
Cùng với công tác phòng chống gián điệp biệt kích, lực lượng An ninh còn đấu tranh hiệu quả với hàng chục vụ gián điệp do cơ quan đặc biệt Mỹ và một số quốc gia khác tổ chức.
Ở miền Nam, trong máu lửa của chiến tranh và sự đàn áp khốc liệt, dã man của kẻ thù, lực lượng An ninh miền Nam ra đời, từng bước trưởng thành. Lực lượng An ninh miền Bắc chi viện kịp thời về đội ngũ cán bộ, phương tiện hoạt động và nghiệp vụ đánh địch, An ninh miền Nam từ Trung ương Cục đến cơ sở không ngừng phát triển về lực lượng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cách mạng, các đồng chí lãnh đạo và cơ quan đầu não kháng chiến; tổ chức hàng trăm trận đánh ngay trong lòng địch, tiêu diệt nhiều tên ác ôn, từ đó khích lệ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh làm cho kẻ thù hoang mang, lo sợ.
Các chiến sĩ An ninh hoạt động trong vùng địch, dưới nhiều vỏ bọc khác nhau đã xây dựng được hàng chục ngàn cơ sở trong hàng ngũ địch, có cơ sở nằm trong Bộ Tổng tham mưu, Tổng Nha cảnh sát, các cơ quan đầu não thiết yếu, cơ mật của địch ở các tỉnh, thành phố và thu được nhiều tin tức quan trọng.
Lực lượng Trinh sát vũ trang tổ chức hàng ngàn trận đánh táo bạo vào những mục tiêu kẻ địch không ngờ tới, gây tiếng vang lớn như: Nổ mìn ở Tổng Nha cảnh sát; ném lựu đạn vào Hội trường công chức, diệt tên Nguyễn Văn Bông, Trần Văn Văn…
Những trận đánh táo bạo, những cuộc diệt trừ ác ôn ngay giữa ban ngày, tại nơi công cộng diễn ra trên khắp chiến trường miền Nam, ở thành thị cũng như vùng nông thôn, không chỉ khích lệ phong trào diệt ác, phá kềm mà còn đẩy bọn ác ôn, tay sai gian ác vào tình thế hoang mang, lo sợ.
Các chiến sĩ An ninh miền Nam còn thu thập, báo cáo Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam hàng ngàn tin tình báo về các chiến dịch bình định, kế hoạch càn quét của địch, giúp các lực lượng vũ trang ta chủ động đối phó.
Lực lượng Bảo vệ chính trị ở các vùng giải phóng xây dựng và củng cố vững chắc phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức trừ gian, bảo vệ xóm làng, làm căn cứ địa và địa bàn an toàn cho các lực lượng vũ trang ta hoạt động.
Tiểu ban Bảo vệ chính trị – Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam lần lượt làm thất bại hai kế hoạch tình báo chiến lược của Mỹ là: “Tình báo đại chúng” (1964 – 1975) và “Kế hoạch Phượng Hoàng” (1968 – 1975).
Trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân năm 1975, lực lượng An ninh nhanh chóng chiếm các cơ quan tình báo, cảnh sát của địch; thu hồi hầu hết hồ sơ tài liệu của chúng để phục vụ cho công tác đánh địch lâu dài; phối hợp với các lực lượng vũ trang tổ chức cho ngụy quân, ngụy quyền trình diện, phân loại đối tượng, tổ chức cho họ học tập, cải tạo theo chủ trương của Đảng.
. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết và nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong thời kì mới
a. Tình hình nước Việt Nam sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954
– Với việc kí kết và thực hiện Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.
– Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Ngày 10 – 10 – 1954, bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành, tạo điều kiện cho miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
– Ở miền Nam, tháng 5-1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc. Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
b. Nhiệm vụ cách mạng
– Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhât của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975.
– Vai trò và mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước, còn miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất Tổ quốc.
– Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tuyền tuyến.
2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
a. Sự nghiệp cách mạng ở Miền Bắc
– Hoàn thành cải cách ruộng đất (1954-1957)
+ Sau khi hoàn toàn được giải phóng, miền Bắc tiếp tục tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
+ Cuộc cải cách ruộng đất: từ cuối 1953 đến năm 1956 đã thực hiện 5 đợt cải cách. Kết quả: thu 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chủ cho 2 triệu nông hộ. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã hoàn thành.
+ Ý nghĩa: Mặc dù có những hạn chế, việc cải cách ruộng đất đã đưa đến xoá bỏ triệt để chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Sau cải cách, bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông được củng cố.
– Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965)
– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960):
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước: Tăng cường đoàn kết các dân tộc, quyết tâm đấu tranh giữ vững hoà bình; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng, dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; tiến tới hoà bình thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập và dân chủ; xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình thế giới.
+ Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng mỗi miền:
Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Bắc vững mạnh là tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước.
+ Xác định vai trò của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Cách mạng dân tộc đân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau, và đều nhằm thực hiện một nhiệm vụ chiến lược chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.
+ Thông Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965); bầu Ban Chấp hành Trung ương mới.
+ Ý nghĩa
Nghị quyết của Đại hội đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc, hướng dẫn và thúc đẩy nhân dân hai miền hăng hái phấn đấu giành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam; thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
– Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)
+ Mục tiêu: bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
+ Nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi dã diễn ra trên miền Bắc: Duyên hải, Đại phong, Thành công, Ba nhất, Hai tốt…, đặc biệt là phong trào Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt.
+ Công nghiệp: được ưu tiên xây dựng. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960;
+ Nông nghiệp: thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, nhiều hợp tác xã đã đạt năng suất 5 tấn thóc/ha…
+ Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn;
+ Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh;
+ Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được phát triển;
+ Mặc dù kế hoạch này phải bỏ dở, vì từ ngày 5 – 8 – 1964, đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhưng những kết quả đạt được là rất đáng tự hào, nhờ đó, miền Bắc đứng vững trong thử thách của chiến tranh và hoàn thành nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến miền Nam.
b. Miền Nam đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn
– Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)
* Điều kiện lịch sử:
– Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang trong kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định; rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống những chính sách khủng bố của kẻ thù. Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát triển, lực lượng vũ trang cà căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi. Đó là điều kiện để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.
– Những năm 1957 – 1959, Mĩ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn ra Luật 10 – 59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Sự đàn áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai càng phát triển gay gắt. Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng tién lên.
– Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền Nam tiến lên đấu tranh vũ trang.
* Diễn biến
– Phong trào từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959, lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng.
– Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
– Đồng khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
* Kết quả:
– Đến năm 1960, nhân dân miền Nam đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
– Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960), giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, đấu tranh chống Mỹ và tay sai, nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.
* Ý nghĩa
– “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng. .
– Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.
– Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961- 1965)
* Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
– Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965).
– “Chiến tranh đặc biệt” là một loại hình chiến tranh thực đân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và yêu nước.
– Biện pháp:
+ Thực hiện liên tiếp hai kế hoạch: “kế hoạch Xtalây – Taylo” (bình định miền Nam trong vòng 18 tháng) và “kế hoạch Giôn xơn – Mắc Namara” (bình định miền Nam trong 24 tháng).
+ Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường; tăng nhanh viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, với nhiều vũ khí và phương tiện chién tranh hiện đại, nhất là các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”; tăng cố vấn Mĩ để chỉ huy, thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ – MACV (năm 1962).
Trong bối cảnh lịch sử ấy, lực lượng An ninh ở hai miền phải chiến đấu trong những điều kiện khác nhau, cùng phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ở miền Bắc, lực lượng An ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ lớn, cấp bách và chiến lược: Tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, chống địch dụ dỗ, cưỡng bức đồng bào di cư vào miền Nam; khoanh vùng trấn phản, tập trung vào địa bàn xung yếu, địa bàn có nhiều tàn dư của ngụy quân, ngụy quyền và đảng phái phản động; phối hợp với Quân đội giải quyết nạn nổi phỉ; điều tra bóc gỡ mạng lưới gián điệp cài lại, kẹt lại; tiến hành công tác bảo vệ tư tưởng chính trị, bảo vệ nội bộ và cải tạo số đối tượng gây nguy hại cho an ninh xã hội.
Từ năm 1954 đến năm 1965, lực lượng An ninh đã tổ chức đấu tranh 15 chuyên án gián điệp, bắt gần 100 tên, khám phá hàng chục kho vũ khí bí mật của chúng. Điển hình là chuyên án C30 (1956 – 1958), lực lượng An ninh đã sử dụng 11 cơ sở thâm nhập vào hàng ngũ cầm đầu tổ chức, giúp trinh sát nắm chắc di biến động của từng đối tượng và đồng loạt bắt nhanh, gọn 15 đối tượng chính.
Với tinh thần kiên quyết, bền bỉ và mưu trí, đến năm 1965, lực lượng An ninh đã cơ bản bóc gỡ hết mạng lưới tay sai, xóa bỏ cơ sở xã hội và những điều kiện kẻ địch có thể lợi dụng cài cắm gián điệp, tung gián điệp biệt kích ra miền Bắc nhằm thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, góp phần củng cố vững chắc hệ thống chính quyền từ cấp cơ sở, nhất là ở các vùng xung yếu, địa bàn trọng điểm.
Trong cuộc đấu tranh chống gián điệp biệt kích do Mỹ – ngụy tung ra miền Bắc, lực lượng An ninh đã triển khai đồng bộ các mặt công tác nghiệp vụ, mưu trí thực hiện chiến thuật “trò chơi nghiệp vụ”. Từ hai chuyên án đầu tiên mang bí số PY27 (1961 – 1967) và BK63 (1961 – 1969), lực lượng An ninh đã điều khiển trung tâm địch hoạt động theo thế trận được bài bố sẵn của ta.
Hơn 10 năm đấu tranh bí mật với các cơ quan tình báo Mỹ – Ngụy, lực lượng An ninh đã tổ chức thành công 27 chuyên án theo chiến thuật “trò chơi nghiệp vụ”, bắt và diệt 103 toán biệt kích gồm 885 tên xâm nhập bằng đường không, thu hàng trăm tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; đánh đuổi 75 toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển vào các tỉnh duyên hải, 135 toán biệt kích xâm nhập qua biên giới Việt – Lào vào vùng rừng núi phía Bắc và Tây Bắc.
Cùng với công tác phòng chống gián điệp biệt kích, lực lượng An ninh còn đấu tranh hiệu quả với hàng chục vụ gián điệp do cơ quan đặc biệt Mỹ và một số quốc gia khác tổ chức.
Ở miền Nam, trong máu lửa của chiến tranh và sự đàn áp khốc liệt, dã man của kẻ thù, lực lượng An ninh miền Nam ra đời, từng bước trưởng thành. Lực lượng An ninh miền Bắc chi viện kịp thời về đội ngũ cán bộ, phương tiện hoạt động và nghiệp vụ đánh địch, An ninh miền Nam từ Trung ương Cục đến cơ sở không ngừng phát triển về lực lượng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ căn cứ cách mạng, các đồng chí lãnh đạo và cơ quan đầu não kháng chiến; tổ chức hàng trăm trận đánh ngay trong lòng địch, tiêu diệt nhiều tên ác ôn, từ đó khích lệ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh làm cho kẻ thù hoang mang, lo sợ.
Các chiến sĩ An ninh hoạt động trong vùng địch, dưới nhiều vỏ bọc khác nhau đã xây dựng được hàng chục ngàn cơ sở trong hàng ngũ địch, có cơ sở nằm trong Bộ Tổng tham mưu, Tổng Nha cảnh sát, các cơ quan đầu não thiết yếu, cơ mật của địch ở các tỉnh, thành phố và thu được nhiều tin tức quan trọng.
Lực lượng Trinh sát vũ trang tổ chức hàng ngàn trận đánh táo bạo vào những mục tiêu kẻ địch không ngờ tới, gây tiếng vang lớn như: Nổ mìn ở Tổng Nha cảnh sát; ném lựu đạn vào Hội trường công chức, diệt tên Nguyễn Văn Bông, Trần Văn Văn…
Những trận đánh táo bạo, những cuộc diệt trừ ác ôn ngay giữa ban ngày, tại nơi công cộng diễn ra trên khắp chiến trường miền Nam, ở thành thị cũng như vùng nông thôn, không chỉ khích lệ phong trào diệt ác, phá kềm mà còn đẩy bọn ác ôn, tay sai gian ác vào tình thế hoang mang, lo sợ.
Các chiến sĩ An ninh miền Nam còn thu thập, báo cáo Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam hàng ngàn tin tình báo về các chiến dịch bình định, kế hoạch càn quét của địch, giúp các lực lượng vũ trang ta chủ động đối phó.
Lực lượng Bảo vệ chính trị ở các vùng giải phóng xây dựng và củng cố vững chắc phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức trừ gian, bảo vệ xóm làng, làm căn cứ địa và địa bàn an toàn cho các lực lượng vũ trang ta hoạt động.
Tiểu ban Bảo vệ chính trị – Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam lần lượt làm thất bại hai kế hoạch tình báo chiến lược của Mỹ là: “Tình báo đại chúng” (1964 – 1975) và “Kế hoạch Phượng Hoàng” (1968 – 1975).
Trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân năm 1975, lực lượng An ninh nhanh chóng chiếm các cơ quan tình báo, cảnh sát của địch; thu hồi hầu hết hồ sơ tài liệu của chúng để phục vụ cho công tác đánh địch lâu dài; phối hợp với các lực lượng vũ trang tổ chức cho ngụy quân, ngụy quyền trình diện, phân loại đối tượng, tổ chức cho họ học tập, cải tạo theo chủ trương của Đảng.
XIN HAY NHẤT Ạ.