Trình bày hiểu biết của em về Cổ Đô Hoa Lư hiện nay

By Aubrey

Trình bày hiểu biết của em về Cổ Đô Hoa Lư hiện nay

0 bình luận về “Trình bày hiểu biết của em về Cổ Đô Hoa Lư hiện nay”

  1. Từ thời Hán thuộc qua thời Tam Quốc đến thời Nam Bắc triều, vùng cố đô Hoa Lư thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Đến thời Đường, vùng này thuộc Trường Châu. Đến thời nhà Ngô, vùng đất này là cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh.

    Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lư làm kinh đô. Từ đây, Hoa Lư trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Cồ Việt. Sở dĩ Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư để đóng đô là vì nơi đây có vị trí an toàn, chắc chắn với hệ thống núi đá bao quanh, sông bao làm hào để phòng thủ quân sự.

    Tính đến năm 1009, đã có 6 vị vua thuộc 3 triều đại đóng đô tại đây. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Khu vực cố đô lúc này có nhiều cung điện nguy nga, tráng lệ, được bao bọc bởi những ngón núi đá hình vòng cung, cảnh quan kỳ vĩ… khiến ai cũng bị lôi cuốn.

    Đến thời Lê sơ, vùng cố đô Hoa Lư nhập vào Thanh Hóa. Tới thời Lê Thánh Tông thì hai vùng này lại tách ra, Hoa Lư thuộc phủ Trường Yên, thừa tuyên Sơn Nam. Đến thời Nam Bắc triều (giai đoạn từ thời Lê trung hưng tới thời Tây Sơn), vùng này thuộc phủ Trường Yên thuộc trấn Thanh Hóa ngoại.

    Đến năm 1831, vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của nhà Nguyễn cho cải cách hành chính, cố đô Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình. Đến năm 1975, tỉnh Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh. Tới năm 1991, vùng cố đô Hoa Lư trở lại thuộc tỉnh Ninh Bình.

    Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, cố đô Hoa Lư vẫn được lưu giữ với nhiều dấu ấn cổ xưa; đánh dấu một thời đại anh hùng của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam.

    Ngày nay, cố đô Hoa Lư là một trong 4 vùng lõi quan trọng của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận. Đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực miền Bắc, Việt Nam.

    Trả lời
  2. Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968…. Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam. Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi ( 42 năm ) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.

    Trả lời

Viết một bình luận