Trình bày hiểu biết của em về phong trào ngũ tứ [gợi ý :nêu nguyên nhân ,diễn biết ,ảnh hưởng] nói ngắn gọn dễ hiểu há ,đừng quá dài dòng,các bạn chỉ

Trình bày hiểu biết của em về phong trào ngũ tứ
[gợi ý :nêu nguyên nhân ,diễn biết ,ảnh hưởng]
nói ngắn gọn dễ hiểu há ,đừng quá dài dòng,các bạn chỉ cầm nắm bắt những ý chính thôi ạ

0 bình luận về “Trình bày hiểu biết của em về phong trào ngũ tứ [gợi ý :nêu nguyên nhân ,diễn biết ,ảnh hưởng] nói ngắn gọn dễ hiểu há ,đừng quá dài dòng,các bạn chỉ”

  1. Phong trào Ngũ Tứ là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ.

    Nguyên nhân

    Sau Đệ nhất thế chiến kết thúc, các nước thắng trận đã ký kết bản Hiệp ước Versailles, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật Bản. Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là học sinh sinh viên đã đứng lên đấu tranh chống lại quyết định này chống lại chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ.

    Diễn biến

    Ngày 4 tháng 5 năm 1919, hơn 3000 học sinh sinh viên của 13 trường đại học Bắc Kinh tiến hành biểu tình thị uy trên các đường phố Bắc Kinh để chống lại Hiệp ước Versailles và đòi xử tội ba nhân vật thân Nhật trong chính phủ Trung Hoa Dân quốc.

    Học sinh sinh viên các thành phố khác đều tổ chức mít tinh và biểu tình thị uy với quy mô lớn, hưởng ứng phong trào.

    Trung Hoa Dân quốc đã phái quân đội, cảnh sát đến đàn áp, ra lệnh cách chức hiệu trưởng trường Đại học Bắc Kinh Sái Nguyên Bồi, đuổi học và bắt giữ hơn 1000 học sinh sinh viên.

    Đến ngày 19 tháng 5 năm 1919, học sinh sinh viên bắt đầu tổng bãi khoá.

    Ngày 3 tháng 6 năm 1919, công nhân, thương nhân, học sinh sinh viên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân Thượng Hải đã tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá =>quân đội, cảnh sát ra sức đàn áp nhưng cuối cùng cũng bất lực

    Phong trào Ngũ Tứ đã lan rộng khắp các tỉnh và thành phố ở Trung Quốc.

    Ảnh hưởng

    – thúc đẩy việc phát triển khoa học và dân chủ.

    – chủ nghĩa cộng sản đã được nhanh chóng truyền bá vào Trung Quốc 

    => dẫn đến sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 1921.

    Bình luận

Viết một bình luận