Trình bày ki thuật chiết cành và kt ghép cành(áp cành] giúp mk vs

By Gianna

Trình bày ki thuật chiết cành và kt ghép cành(áp cành]
giúp mk vs

0 bình luận về “Trình bày ki thuật chiết cành và kt ghép cành(áp cành] giúp mk vs”

  1. I / chiết cành

    Ic 1 Khoanh vỏ:

    Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. Dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào tượng tầng, dùng giẻ lau sạch vết cắt.

    Hoặc sử dụng kéo khoanh vỏ kép là dụng cụ chiết cành chuyên nghiệp cùng lúc có thể cắt hai đường vỏ cây rất dễ dàng

    Kéo khoanh vỏ chiết cành

    Bước 2 Chuẩn bị đất bó bầu:

    Cùng với việc chọn cành, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…

    Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay).

    Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.

    Bước 3 Chiết cành

    Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau.

    Ví dụ, các loại cây có nhiều nhựa mủ như hồng xiêm, trứng gà thì nên phơi nắng tối thiểu 7 ngày sau đó mới bó bầu, còn các giống ít nhựa mủ hơn như các cây có múi, nhãn, vải… thì nên phơi nắng tối thiểu 2-3 ngày sau đó mới bó bầu.

    Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như đất bó bầu, giấy nilon, dây bó… Dùng nguyên liệu đất đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều đủ bó xung quanh cành, dùng giấy nilông quấn xung quanh bầu, lấy dây buộc chặt hai đầu túi bầu, buộc chặt không cho bầu chiết xoay tròn.

    Bước 4 Cắt cành chiết

    Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.

    Bước 5 Hạ bầu chiết

    Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Mật độ giâm cành chiết 20×20 cm, hoặc 30 x 30 cm.

    Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Trước khi hạ bầu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ 1-2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt tre và chăm sóc như với cây giâm cành.

    Sau khi hạ bầu 15 – 20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.

    II/ghép cành

    1. Kỹ thuật ghép cành

    – Ghép áp nhánh:

    • Chọn hai cây có đặc tính khác nhau: một cây có khả năng sống khoẻ mạnh được chọn làm gốc ghép, cây còn lại có những đặc tính tốt khác như cho hoa đẹp, sai trái… được chọn làm mắt ghép. Chọn hai nhánh có kích thước gần bằng nhau, cạo vỏ hai mép cây kề nhau, ( dài 1,5-2cm, rộng 0,4-0,5cm) rồi áp chúng lại. Dùng dây nylon mỏng buộc chặt nơi tiếp xúc. Khi đoạn trên đã phình to hơn đoạn dưới chỗ ghép (chứng tỏ vết ghép đã dính), cắt bỏ phần ngọn của cây dùng làm gốc ghép, cắt gốc cành ghép cách chỗ buộc 2 cm. Đối với những cây khó ghép, có thể cắt gốc cành ghép làm 2 lần: lần đầu cắt 1/2 đường kính, 5-10 ngày sau khi cắt đứt hoàn toàn. Bây giờ, phần gốc ghép đã bị cắt bỏ ngọn sẽ nuôi phần mắt ghép phát triển và tạo một cây ghép mới vừa sống khoẻ mạnh vừa có mang những đặc tính mà ta mong muốn.
    • Ưu điểm: Thao tác nhanh, dễ ghép. Tỷ lệ sống cao khi chọn đúng tổ hợp ghép, nhanh bật mầm ở cành ghép, sức sống của cành ghép tốt. Thường sử dụng trong lĩnh vực cây ăn trái.
    • Nhược điểm: vị trí ghép thường nổi lên các vết sần không đẹp lắm nên ít được sử dụng trong lĩnh vực trồng bonsai.

    – Ghép đoạn cành:

    • Làm vệ sinh gốc ghép trước một tuần: Cắt cành phụ, làm sạch cỏ vườn, bón phân, tưới nước lần cuối để nhựa lưu thông tốt trên cây.
    • Chọn những đoạn cành có màu xanh xen kẽ với những vạch màu nâu (bánh tẻ), lá to, có từ 2 -3 mầm ngủ. Giữ trong bẹ chuối tươi hoặc giẻ ẩm để đem đến vườn ươm.
    • Dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép sao cho dưới vết cắt có nhiều lá bánh tẻ là tốt nhất. Những lá bánh tẻ này sẽ tiếp tục tổng hợp dinh dưỡng nuôi cây trong khi nhờ ưu thế đỉnh mà cành ghép được cung cấp dinh dưỡng nhiều nhất trên toàn cây. Sau đó tay trái giữ gốc ghép, tay phải dùng dao cắt vát một đoạn dài 1,5-2cm. Lấy một đoạn cành có 2-3 mầm ngủ dùng dao cắt vát đầu sao cho gốc ghép và cành ghép chồng khít với nhau. Muốn vậy vết cắt phải nhẵn, phẳng và đường kính của gốc ghép và cành ghép phải tương đương.
    • Sau khi buộc chặt bằng dây nilông mảnh và quấn kín vết ghép và đầu cành ghép lại. Buộc càng chắc càng tốt. Có thể cắt gốc ghép và cành ghép thành hình lưỡi gà giống nhau để gài cành ghép cho chắc.
    • Nếu trong thời gian tiến hành ghép cây mà đất hạn thì tưới nước và sau ghép 3 ngày phải tưới nước cho vườn gốc ghép. Sau ghép 30-35 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra tỷ lệ cây sống. Ghép theo hình thức này, cây con rất chóng bật mầm.
    • Có thể ghép đoạn cành theo nhiều cách khác nhau như ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép chẻ bên (áp dụng khi gốc ghép có đường kính lớn).

    Ghép chẻ bên

    Ghép nêm

    Ghép dưới vỏ

    2. Kỹ thuật Ghép mắt

    Mắt ghép là chồi non nhú lên trên nách lá.

    Cành lấy mắt ghép là những cành “bánh tẻ”, đường kính gốc cành từ 6- 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Nên chọn những cành ngoài bìa tán, không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao. Mỗi cành có từ 6-8 mầm ngủ ở các nách lá to. Vệ sinh chăm sóc và chuẩn bị gốc ghép như ở phương pháp ghép đoạn cành.

    Có 2 phương pháp ghép mắt chủ yếu là: ghép chữ T và ghép cửa sổ.

    – Ghép chữ T:

    • Thường áp dụng cho những cây non, vỏ mỏng, gốc ghép phải đang lên nhựa mới thực hiện được.
    • Mở miệng gốc ghép như sau: Dùng dao ghép rạch một đường ngang 1cm cách mặt đất từ 10-20cm. Sau đó từ điểm giữa rạch một đường vuông góc với đường rạch trên dài 2 cm làm thành hình chữ T; dùng mũi dao tách vỏ theo chiều dọc vết ghép. Mắt ghép có kèm theo cuống lá, dài 1,5-2cm, có một lớp gỗ rất mỏng ở phía trong. Lát cắt phải thật : ngọt tránh dập nát tế bào ở phía trong. Tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống. Dùng nilông mỏng và bền buộc chặt và kín vết ghép lại. Buộc càng chặt càng tốt.

    1: Lấy mắt ghép

    2: Tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép
    3: Đặt mắt ghép vào gốc ghép
    4: Quấn kín bằng dây nilon
    5: Kết quả sau khi mắt ghép phát triển tốt

    • Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ 7-10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép.

    – Ghép cửa sổ:

    • Thường áp dụng đối với những cây to, vỏ dày và già.
    • Dùng dao ghép mở “cửa sổ” trên thân gốc ghép. Nếu đất ẩm thì mở cửa sổ cao, đất khô cần ghép thấp hơn. Kích thước miệng ghép “cửa sổ” 1 x 2 cm. Bóc một miếng vỏ trên cành ghép đã mở. Đặt mắt ghép vào “cửa sổ” đã mở của gốc ghép, đậy cửa sổ lại và quấn dây nilông mỏng cho thật chặt. Trong vài ngày dầu không nên tưới vì có thể làm úng và hỏng mắt ghép. Sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc và cắt miếng vỏ đậy ngoài của gốc ghép, nếu có nhựa hàn kín, chứng tỏ việc ghép dã thành công. Cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 2cm và nghiêng một góc 450 về phía ngược chiều với mắt ghép. Ghép cửa sổ là một trong những phương pháp ghép có tỷ lệ sống cao nhất.

    Kỹ thuật ghép cửa sổ

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1. Đối tượng chiết

    Hầu hết các loại cây ăn quả đều có thể nhân giống bằng chiết cành như nhãn, vải, cam, quýt… trừ một số cây khó ra rễ.

    2. Chọn cây và cành chiết

    Chọn cây: Nên chọn những cây đã ra quả từ 3-5 vụ, chọn những cây có năng suất cao, ổn định, chất lượng tốt, cây sinh trưởng khoẻ và không bị sâu bệnh.

    Chọn cành: Trong chiết cành không nên chọn cành già, cành ở thấp, cành mọc trên ngọn, cành bị sâu bệnh, cành vượt. Tốt nhất nên chọn cành ở giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng, gióng ngắn, cành mập, đường kính từ 1,0-1,5 cm, màu vỏ cây không quá xanh và cũng không quá thẫm, nên chọn cành bánh tẻ để chiết. Chiều dài cành chiết từ 40-60 cm, có hai nhánh. Trong chiết cành thì cành nhỏ có khả năng ra rễ, sinh trưởng tốt hơn cành to, nhưng nếu chiết cành nhỏ quá, cành dễ bị gãy, không mang nổi bầu.

    3. Thời vụ chiết

    – Vụ xuân hè: chiết vào tháng 3 và 4

    – Vụ thu đông: chiết vào tháng 9

    Trước khi chiết cành cần chăm sóc cây mẹ từ 1 – 2 tháng để cây mẹ sinh trưởng khoẻ, nhựa trong cây lưu thông mạnh, cành chiết nhanh ra rễ.

    4. Kỹ thuật chiết

    a. Khoanh vỏ:

    Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. Dùng dao cạo sạch chất nhờn trên mặt gỗ để loại bỏ lớp tế bào tượng tầng, dùng giẻ lau sạch vết cắt.

    b. Chuẩn bị đất bó bầu:

    Cùng với việc chọn cành, cần chuẩn bị đất để bó bầu. Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây… Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay). Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.

    c. Chiết cành

    Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau. Ví dụ, các loại cây có nhiều nhựa mủ như hồng xiêm, trứng gà thì nên phơi nắng tối thiểu 7 ngày sau đó mới bó bầu, còn các giống ít nhựa mủ hơn như các cây có múi, nhãn, vải… thì nên phơi nắng tối thiểu 2-3 ngày sau đó mới bó bầu. Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như đất bó bầu, giấy nilon, dây bó… Dùng nguyên liệu đất đã chuẩn bị, giàn đất mỏng đều đủ bó xung quanh cành, dùng giấy nilông quấn xung quanh bầu, lấy dây buộc chặt hai đầu túi bầu, buộc chặt không cho bầu chiết xoay tròn.

    5. Cắt cành chiết

    Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm. Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Mật độ giâm cành chiết 20×20 cm, hoặc 30 x 30 cm. Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Trước khi hạ bầu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ 1-2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt tre và chăm sóc như với cây giâm cành.

    Sau khi hạ bầu 15 – 20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.

    Trả lời

Viết một bình luận