Trình bày lý thuyết của : + Từ ghép + Liên kết trong văn bản + Bố cục trong văn bản + Mạch lạc trong văn bản + Từ láy + Quá trình tạo lập trong văn b

Trình bày lý thuyết của :
+ Từ ghép
+ Liên kết trong văn bản
+ Bố cục trong văn bản
+ Mạch lạc trong văn bản
+ Từ láy
+ Quá trình tạo lập trong văn bản

0 bình luận về “Trình bày lý thuyết của : + Từ ghép + Liên kết trong văn bản + Bố cục trong văn bản + Mạch lạc trong văn bản + Từ láy + Quá trình tạo lập trong văn b”

  1. + Từ ghép: Trong ngữ pháp Việt Nam phân chia thành 2 loại từ chính từ đơn và từ ghép. Từ đơn chỉ cấu thành bởi 1 từ có thể có 1 hoặc nhiều ký tự. Từ ghép là cấu thành bởi 2 từ đơn với nhau.

    + Liên kết trong văn bản: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, Làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu. Để văn bản có tính liên kết người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

    + Bố cục trong văn bản: Bố cục văn bản là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý

    + Mạch lạc trong văn bản: Mạch lạc trong văn bản là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản; thông suốt, liên tục , không đứt đoạn. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý xoay quanh một chủ đề, một ý chung.

    + Từ láy: Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

    + Quá trình tạo lập trong văn bản: Khi con người muốn thông tin một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta mới tạo lập văn bản. Chẳng hạn, khi muốn cho ông bà biết về tình hình học tập, công việc làm ăn của gia đình hoặc hỏi thăm sức khỏe thì em mới viết thư cho ông bà.

    Bình luận
  2. I- Từ ghép

    – Từ ghép có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập 

    – Từ ghép  chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.  Tiếng chính đứng trước,  tiếng phụ đứng sau.

    – Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp(  Không phân  ra tiếng chính, tiếng phụ).  

    –  Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.  Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

    –  Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.  Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. 

    II- Liên kết trong VB

    Liên kết  là  một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản,  làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.

    – Để văn bản có tính liên kết, người viết ( người nói)  Phải làm cho nội dung của các câu,  các bạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau;  Đồng thời,  Phải biết kết nối các câu,  cách đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ ( từ, câu,…)  thích hợp.

    III- Bố cục trọng VB

    –  văn bản không thể được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng.  Bố cục là sự bố trí,  sắp xếp các phần,  các đoạn theo một trình tự,  một hệ thống rành mạch và hợp lý.

    –  các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý:

    +) Nội dung các phần,  các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau ;  Đồng thời ,  Giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.

    +)  trình tự sắp xếp các phần,  các đoạn phải giúp cho người viết  ( người đọc)  Dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra .

    – Văn  văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm ba phần:  Mở bài ,  Thân bài , Kết bài.

    IV-  mạch lạc trong văn bản 

     –  văn bản cần phải mạch lạc 

    –  một văn bản có tính mạch lạc là văn bản: 

    +  các phần,  các đoạn,  các câu,  trong văn bản đều nói về một đề tài,  biểu hiện của một chủ đề chung xuyên suốt.

    +  các phần các đoạn các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng hợp lý trước sau hứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc người nghe. 

     V-  Từ láy 

    – 

    –  Từ lấy có hai loại từ lấy toàn bộ và từ lấy bộ phận  Ở từ lấy toàn bộ các tiếng gặp lại nhau hoàn toàn nhưng cũng có một số trường hợp tiền đứng trước biến đổi thành điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh.

    –  Ở từ lấy bộ phận giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. 

    –  Nghĩa của từ lấy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa  Phối âm thanh giữa các tiếng.  Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc tiền gốc thì nghĩa của từ này có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc những sắc thái biểu cảm sắc thái giảm nhẹ hoặc  Nhấn mạnh,… 

    VI-  quá trình tạo lập văn bản 

    –  Để làm nên một văn bản người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước: 

    + Định hướng chính xác văn bản viết hoặc nói cho ai để làm gì  viết về cái gì và như thế nào thế nào? 

    + Diễn đạt các ta đã ghi trong bố cục thành những câu đoạn văn chính xác trong sáng có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với bài nhau 

    + Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sủaw  chữa  gì không?

    Bình luận

Viết một bình luận