Trình bày một số phong trào đấu tranh chống Thực dân pháp xâm lược của Nhân dân Trà Vinh trước năm 1930 và những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực t

Trình bày một số phong trào đấu tranh chống Thực dân pháp xâm lược của Nhân dân Trà Vinh trước năm 1930 và những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn đấu tranh của phong trào này là gì

0 bình luận về “Trình bày một số phong trào đấu tranh chống Thực dân pháp xâm lược của Nhân dân Trà Vinh trước năm 1930 và những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực t”

  1. – Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ nói chung và hình thành cộng đồng cư dân ở Trà Vinh nói riêng gắn liền với công cuộc Nam tiến của dân tộc ta.

    – Vào thế kỷ thứ XVII các cuộc chiến tranh, nội loạn ở các quốc gia phong kiến: Việt Nam, Trung Hoa, Campuchia… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân lao động. Cùng lúc đó, các chúa Nguyễn có chính sách tổ chức di dân cho người Việt và người Hoa (Trung Hoa) khai hoang vùng đất Nam Bộ. Vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông đương thời vì thế sớm trở thành nơi đón nhận sự cộng cư ngày một đông của đồng bào các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm,…

    – Theo dòng chảy di dân, những lưu dân người Việt vào thế kỷ thứ XVII đã đặt chân và hội tụ trên vùng đất Trà Vinh sớm hơn so với một số địa phương khác ở Nam Bộ.

    – Thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, không thể đánh chiếm được Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển hướng vào Gia Định, Trà Vinh cũng trở thành một trong những địa phương bị thực dân Pháp chiếm đóng.

    – Từ năm 1858 đến năm 1873, nhiều trung tâm kháng chiến chống Pháp được thành lập ở Nam Bộ như: Đông Tháp Mười, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên,… Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị… Cùng chung dòng chảy của lịch sử dân tộc, nhân dân Trà Vinh cũng đứng lên đấu tranh chống Pháp mạnh mẽ.

    – Mùa xuân năm 1930 tại tỉnh Trà vinh, sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì Xứ ủy nam kỳ đã cử đồng chí Ung Văn Khiêm (Ủy viên xứ ủy) và đồng chí Dương Quang Đông đến Trà Vinh thành lập các chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên gồm: chi bộ An Trường, chi bộ Mỹ Long và chi bộ tỉnh lỵ Trà vinh; trong đó chi bộ An Trường là chi bộ đầu tiên được thành lập do đồng chí Nguyễn Phát Đạt làm Bí thư.

    => Trong phong trào đấu tranh chống Pháp: tỉnh Trà Vinh đã thể hiện được vai trò là đầu tàu trong chiến lược, hòa vào khí thế đấu tranh đang sôi sục của cả nước. Thể hiện được tinh thần đoàn kết thắm thiết của ba dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa,… Từ đây, ta rút ra được bài học kinh nghiệm về tinh thần đoàn kết dân tộc. Muốn đấu tranh chống lại kẻ thù thì tinh thần đoàn kết dân tộc phải luôn được đặt lên hàng đầu.

    Bình luận
  2. * Tài liệu tham khảo:

    – Lịch sử tỉnh Trà Vinh tập 1, 2, 3. Ban Tư tưởng Tỉnh ủy. Xuất bản năm 1995, năm 1999, năm 2005.

    – Tỉnh ủy Trà Vinh hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng – 70 năm thắng lợi vẻ vang 1930 – 2000. Ban Tư tưởng Tỉnh ủy Trà Vinh. Xuât bản tháng 4/2002.

    – Phong trào yêu nước của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh (1930 – 2010) – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 2015.

    – Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ V, VI, VII, VIII, IX, X.

    – Báo cáo, Nghị quyết của HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh Khóa V, VI, VII, VIII, IX.

    – Các tài liệu trên các sách, báo, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ngành, Báo Trà Vinh, Đài Phát thanh – Truyền hình Trà Vinh,…

    Bình luận

Viết một bình luận