trình bày những chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Việt nam đầu thế kỉ XX.Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.

trình bày những chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Việt nam đầu thế kỉ XX.Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.

0 bình luận về “trình bày những chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Việt nam đầu thế kỉ XX.Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.”

  1. 1. Thế giới trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX đầy biến động và 
    sự thay đổi thể chế chính trị, chuyển biến của cơ cấu kinh tế – xã hội Việt 
    Nam; hơn nữa, sự khủng hoảng, bất lực của ý thức hệ phong kiến trước 
    thực tiễn đã trở thành điều kiện thuận lợi cho các luồng tư tưởng dân chủ 
    tư sản và cách mạng thế giới tác động vào Việt Nam. Tiến hành cuộc 
    cách mạng trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam; yêu cầu học hỏi văn minh kỹ 
    thuật, học tập cải cách, duy tân để tự cường bảo vệ độc lập dân tộc và 
    phát triển đất nước theo hướng văn minh trở thành một yêu cầu tất yếu 
    của lịch sử. Yêu cầu lịch sử dân tộc trong 30 năm đầu thế kỷ XX, đòi hỏi 
    phải đổi mới tư duy cứu nước, tìm kiếm và định hướng con đường cứu 
    nước cho dân tộc.
    Đầu thế kỷ XX, do tác động của các yếu tố trong nước và thế giới, 
    tầng lớp sĩ phu yêu nước Quảng Nam đã sớm nhận thức được yêu cầu 
    lịch sử, có sự chuyển biến về lập trường cứu nước theo khuynh hướng 
    dân chủ tư sản, tiến hành phát động Phong trào Duy Tân (1903 – 1908), 
    cùng với các nhân sĩ Nghệ – Tĩnh thành lập Duy Tân Hội (1904 – 1912), 
    phát động và lãnh đạo Phong trào Đông Du (1905 – 1909) mở đầu cho sự 
    chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng cả nước từ lập 
    trường phong kiến sang khuynh hướng dân chủ tư sản.
    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nhân dân Quảng 
    Nam, đứng đầu là tầng lớp trí thức tân học đã bắt kịp trào lưu yêu nước 
    và cách mạng của cả nước, vận dụng vào điều kiện của Quảng Nam, làm 
    cho phong trào yêu nước ở đây tiếp tục chuyển biến theo xu hướng tiến 
    bộ. Do đó, trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX, cùng với cả nước, phong 
    trào yêu nước và cách mạng Quảng Nam chuyển biến mạnh mẽ và toàn 
    diện về tư tưởng chính trị, tổ chức và hoạt động thực tiển dẫn tới bước 
    ngoặt lịch sử là sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh 
    Quảng Nam (28/3/1930). Đó là kết quả của những nỗ lực to lớn của nhân 
    dân Quảng Nam vượt qua những hạn chế của tư tưởng Nho giáo và sự 
    phong tỏa, kìm hãm của thực dân Pháp để tìm kiếm trong thế giới đầy 
    biến động những tư tưởng cách mạng, sáng tạo nên những giải pháp cứu 
    nước mới, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc kéo dài

    2. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng 
    Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX là một quá trình tiếp biến biện chứng, 
    trong đó, xu hướng tiến bộ hơn, cách mạng hơn dần thắng thế. Sự chuyển 
    biến đó đã diễn ra một cách tự giác, có kế thừa, trên nguyên tắc và mục 
    tiêu vì độc lập dân tộc, dân chủ xã hội và nhân văn hoá con người. Sự 
    thắng thế của lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin nói chung và khuynh hướng 
    cách mạng vô sản nói riêng – khuynh hướng cách mạng tiên tiến và mang 
    tính triệt để nhất, là kết quả tất yếu của cuộc vận động dân tộc và giai cấp 
    ở Quảng Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Đó là một bước chuyển 
    về chất của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng Nam; đó cũng là 
    quá trình phong trào yêu nước và cách mạng Quảng Nam chuyển đổi 
    từng bước từ lập trường “quốc gia, dân tộc cổ truyền”, “dân chủ tư sản” 
    sang lập trường “cách mạng vô sản”, là tư tưởng kết hợp nhuần nhuyễn 
    chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ 
    nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
    3. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng 
    Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930 ngoài sự tác động của các nhân tố 
    quốc tế, dân tộc, còn yếu tố nội lực của địa phương. Do đó, sự chuyển 
    biển ở Quảng Nam vừa thể hiện những đặc điểm chung của cả nước 
    nhưng cũng có những nét đặc trưng riêng. Như cả nước, sự chuyển biến 
    của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng Nam từ đầu thế kỷ XX 
    đến năm 1930 diễn ra liên tục và khá toàn diện từ tư tưởng chính trị, cơ 
    cấu tổ chức lãnh đạo và phương thức hoạt động thực tiển; trên nền tảng 
    của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và tư tưởng cách mạng của thời đại. 
    Độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh là 
    mục tiêu xuyên suốt của sự chuyển biến; sức mạnh đoàn kết của quần 
    chúng là động lực tạo ra sự chuyển biến. Nét đặc trưng nổi bật trong sự 
    chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng Nam 30 năm 
    đầu thế kỷ XX đó là Quảng Nam là nơi diễn ra sự chuyển biến sớm nhất, 
    là nơi tập trung nhất, đồng thời, là nơi hội tụ và là điểm lan tỏa của sự 
    chuyển biến của cuộc vận đông giải phóng dân tộc Việt Nam theo 
    khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX. Lúc đầu diễn ra sự phân 
    hóa giữa hai xu hướng “bạo động” và “cải cách ” theo khuynh hướng dân 
    chủ tư sản nhưng dần dần đi đến thống nhất trên con đường chuyển biếntheo lập trường cách mạng vô sản; nông thôn là địa bàn trọng yếu diễn ra 
    sự chuyển biến; sự chuyển biến có mối quan hệ gắn kết với của sự 
    chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng ở Đà Nẵng.
    4. Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng 
    Nam nói riêng và Việt Nam nói chung trong 30 năm đầu thế kỷ XX, suy 
    cho cùng là quá trình nhằm tìm kiếm, lựa chọn và xác định con đường 
    cứu nước đúng đắn, lựa chọn một giai cấp lãnh đạo có đủ khả năng để 
    đưa cách mạng đến thành công. Đó là quá trình chuyển biến lâu dài, diễn 
    ra trên phạm vi toàn quốc và được thể hiện cụ thể ở từng địa phương. Sự 
    chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng Nam trong 
    giai đoạn này là những biểu hiện cụ thể và rõ nét, góp phần thúc đẩy sự 
    chuyển biến chung của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam. Do 
    đó, sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng Nam 
    không những có ý nghĩa đối với Quảng Nam mà còn có ý nghĩa đối với 
    toàn quốc.
    Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng Quảng 
    Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX gợi mở ra nhiều vấn đề mang ý nghĩa 
    thiết thực cho nhân dân Quảng Nam ngày nay. Trước hết, để tạo nên sự 
    chuyển biến cần phải xác định mục tiêu đúng đắn, phản ánh lợi ích của 
    toàn dân tộc theo hướng tiến bộ. Lực lượng trí thức luôn giữ vai trò quan 
    trọng trong quá trình chuyển biến và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn 
    tại và phát triển của xã hội. Cần phải khai thác triệt để và sử dụng đúng 
    đắn sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong xã hội và tận dụng các 
    hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp ở địa phương để tạo nên sự 
    chuyển biến. Sau cùng, tăng cường sức lãnh đạo của phong trào trong 
    quá trình chuyển biến là vấn đề sống còn của phong trào yêu nước và 
    cách mạng Quảng Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX.

    Bình luận

Viết một bình luận