Trình bày những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 5 bài thơ trử tình trung đại Việt Nam đã học (Sông núi nước Nam, Phit giá về kinh, Bạn đến chơi

Trình bày những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 5 bài thơ trử tình trung đại Việt Nam đã học (Sông núi nước Nam, Phit giá về kinh, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước, Qua đèo ngang)

0 bình luận về “Trình bày những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 5 bài thơ trử tình trung đại Việt Nam đã học (Sông núi nước Nam, Phit giá về kinh, Bạn đến chơi”

  1. 1, Sông núi nước Nam ( Lý Thường Kiệt):

    – ND: + Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc

    + Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng trước mọi kẻ thù xâm lược của dân tộc ta

    + Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc

    – NT: + Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    + Giọng thơ hùng hồn, đanh thép

    + Ngôn ngữ hàm xúc

    2, Phò giá về kinh ( Trần Quang Khải):

    – ND: + Thể hiện niềm tự hào, ngợi ca những chiến công hiển hách của quân dân đời Trần trong chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên

    + Thể hiện khát vọng về nền thái bình muôn thuở

    – NT: + Sử dụng thể thơ ngũ

    ngôn tứ tuyệt

    + Giọng thơ thể hiện niềm tự hào, ngợi ca

    + Ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng

    3, Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến):

    – ND: + Thể hiện quan niệm của tác giả về 1 tình bạn chân chính: tình bạn chân chính là tình bạn vượt lên trên mọi vật chất, lễ nghi thông thường, keo sơn gắn bó, tuy 2 mà 1

    – NT: + Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú

    + Ngôn ngữ bình dị, dân dã

    + Giọng thơ hóm hỉnh, hài hước

    4, Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương):

    – ND: + Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ xưa

    – NT: +Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    + Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

    + Vận dụng sáng tạo ca dao, thành ngữ

    + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, cặp quan hệ từ “Mặc dầu…mà….”

    5, Qua đèo ngang (Bà Huyện Thanh Quan):

    – ND: + Tái hiện khung cảnh đèo ngang rộng lớn, mang vẻ đẹp hùng vĩ nhưng hoang sơ, vắng vẻ

    + Thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn, tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả

    – NT: + Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú

    + Sử dụng phép đối, phép chơi chữ, đảo trật tự từ, từ láy

    + Ngôn ngữ trang nhã, hàm xúc

    Bình luận
  2. 1 Phò giá về kinh

    • Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
    • Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
    • Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương → Hàm Tử)

    2 Sông núi nước Nam

    • Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta
    • Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta
    • Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
    • Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiến
    • Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc
    • Hùng hồn, đanh thép

    3 Bạn đến chơi nhà

    • Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay
    • Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui
    • Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

    4 Bánh trôi nước

    • Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
    • Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ
    • Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
    • Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian
    • Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

    5 Qua đèo Ngang

    • Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang
    • Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
    • Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm
    • Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

    BẠN KẾT HỢP THÊM GHI NHỚ Ở SGK VÀ NHỮNG GÌ CÔ CỦA BẠN CHO GHI NHÉ

    Bình luận

Viết một bình luận