Trình bày những hoạt động yêu nước và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến. Ý nghĩa của cuộc thi đối vớ

By Adeline

Trình bày những hoạt động yêu nước và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến. Ý nghĩa của cuộc thi đối với cán bộ, giáo viên, học sinh?

0 bình luận về “Trình bày những hoạt động yêu nước và quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến. Ý nghĩa của cuộc thi đối vớ”

  1.     Trong những năm 1925 – 1926, đồng chí tích cực tham gia phong trào yêu nước của nhân dân ta và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Cuối năm 1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng chí trở thành đảng viên thế hệ đầu tiên của Đảng và là một trong những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của tỉnh Hà Nam. Đồng chí trực tiếp tham gia viết báo, làm thơ tuyên truyền cách mạng, đồng thời tham gia tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng lý luận cho đảng viên và quần chúng yêu nước, góp phần đưa phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh phát triển ngày càng mạnh mẽ. Năm 1931, đồng chí bị mật thám Pháp bắt tại Hà Nội, bị đày đến Côn Đảo. Song với phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản, trong cảnh tù đày, đồng chí vẫn thể hiện rõ bản lĩnh, khí tiết bằng nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt, tiếp tục công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, cổ vũ, động viên các chiến sĩ cách mạng giữ vững ngọn lửa đấu tranh. Năm 1936, đồng chí vượt ngục Côn Đảo thành công, trở về hoạt động ở các tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Trong những thời điểm đầy khó khăn, thách thức, đặc biệt là hai lần bị thực dân Pháp bắt ở Hà Nội và ở Sài Gòn, dù bị các cực hình tra tấn hết sức tàn bạo và man rợ, song đồng chí vẫn giữ vững khí tiết kiên cường, bất khuất của người cộng sản trước kẻ thù, cương quyết không khai báo về tổ chức. Trong chốn lao tù đế quốc, đồng chí vẫn giữ vững tinh thần cách mạng và tham gia tổ chức đấu tranh chống lại chế độ lao tù tàn bạo, đòi cải thiện điều kiện sinh hoạt cho các tù nhân; đồng thời tuyên truyền, động viên tinh thần cách mạng của các chiến sĩ cộng sản. 

    Trả lời
  2. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến – người cộng sản chân chính, nhà lãnh đạo tiền bối kiên trung, bất khuất, hy sinh khi mới 40 tuổi. Đồng chí đã chọn đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tương lai tươi sáng của đất nước. 

    Trên cơ sở tập hợp các nội dung báo cáo và tham luận phát biểu thực tiễn tại cuộc Hội thảo cho thấy từ nhiều góc độ khoa học khác nhau các đại biểu, các nhà khoa học đã tập trung phân tích, luận giải, làm sáng rõ chủ đề của hội thảo.

    Các tham luận và ý kiến phát biểu đã đi sâu phân tích ảnh hưởng của truyền thống quê hương, gia đình, truyền thống yêu nước hình thành ý chí cách mạng của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, truyền thống quê hương văn hiến là nền tảng ban đầu để đồng chí Nguyễn Hữu Tiến từ một thanh niên có chí khí, hoài bão đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng trở thành người cộng sản kiên trung bất khuất hiến dâng trọn đời cho cách mạng và dân tộc.

    Nhiều bài viết khẳng định những đóng góp quan trọng và to lớn của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến cho cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại tỉnh Hà Nam. Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng và tham gia thành lập chi hội Việt Nam cách mạng và là một trong những đảng viên thế hệ đầu tiên của Đảng tham gia thành lập tổ chức Đảng đầu tiên của tỉnh Hà Nam, góp phần vào sự phát triển của cách mạng của cả nước.

    Đặc biệt nhiều bài viết đã khẳng định đồng chí Nguyễn Hữu Tiến có nhiều đóng góp to lớn với cách mạng Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia cách mạng.

    Một số báo cáo đề cập về vai trò của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đối với cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ và sự ra đời của lá quốc kỳ Việt Nam. Thực hiện chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang của Xứ ủy Nam Kỳ, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến cùng với các đồng chí trong Xứ ủy chỉ đạo và tổ chức thiết kế lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Lá cờ lần đầu tiên xuất hiện trong khởi nghĩa Nam Kỳ biểu dương tinh thần quật khởi và khát vọng dân tộc của khối đoàn kết toàn dân tộc.

    Một nội dung quan trọng được đề cập trong hội thảo là tấm gương đạo đức sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản, liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến, biểu tượng của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam, kiên trung, bất khuất.

    Hội thảo góp phần làm sáng rõ hơn cuộc đời cách mạng cao đẹp của đồng chí Nguyễn Hữu Tiến, người chiến sĩ cộng sản tiền bối đã phấn đấu, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; đồng thời bày tỏ sự tri ân sâu sắc của các thế hệ hôm nay đối với những cống hiến của đồng chí cho cách mạng và quê hương Hà Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận