Trình bày những kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021). Theo bạn ,cần phải làm gì để tiếp tục phát triển giáo dục Hà Tĩnh trong thời gian tới (khoảng 3.000 từ ) ?
Trình bày những kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021). Theo bạn ,cần phải làm gì để tiếp tục phát triển giáo dục Hà Tĩnh trong thời gian tới (khoảng 3.000 từ ) ?
Các hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền về quá trình thành lập, xây dựng, đấu tranh và phát triển của tỉnh Hà Tĩnh trong 190 năm qua (1831 – 2021), đặc biệt sau là 30 năm tái lập tỉnh (1991 – 2021). Khẳng định, tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Để kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 – 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 – 2021), Hà Tĩnh sẽ tổ chức các hoạt động: Soạn thảo, in ấn và ban hành tài liệu tuyên truyền kỷ niệm; Họp báo tuyên truyền và làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm; Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Hà Tĩnh – Hành trình 190 năm xây dựng và phát triển”; Tổ chức cuộc thi sáng tác các ca khúc về Hà Tĩnh; Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh; Tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Hà Tĩnh – những chặng đường lịch sử”; triển lãm “Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Hà Tĩnh qua tài liệu lưu trữ”; Phối hợp với hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Báo Nhân dân sản xuất phim tài liệu “Hà Tĩnh vùng đất địa linh nhân kiệt – Hà Tĩnh đổi mới và hội nhập”; Phát động cuộc thi Bút ký, phóng sự trên Tạp chí Hồng Lĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh trên đường phát triển”; Tổ chức Tuần văn hóa – Du lịch “Hà Tĩnh – một khúc tâm tình” và Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập, 30 năm tái lập tỉnh với cầu Truyền hình trực tiếp “Người Hà Tĩnh trên mọi miền Tổ quốc” tại 03 điểm cầu Hà Tĩnh – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (dự kiến tối 11/8/2021) Theo kế hoạch, các hoạt động sẽ được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8/2021. Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, đơn vị liên quan. Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu các hoạt động phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, ý nghĩa bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh covid 19 tại thời điểm tổ chức; tuyên truyền về thành tựu nổi bật của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà; nội dung các hoạt động kỷ niệm mang đậm bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại; không phô trương hình thức, có quy mô hợp lý, bảo đảm hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
VOTE 5 SAO VÀ CHO MK XIN CÂU TRẢ LƯỜI HAY NHẤT NHÉ!
Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh
Nhớ núi Hồng Lĩnh nhớ dòng sông La
Câu hát này vẫn in sâu vào tâm hồn mỗi người con Hà Tĩnh chúng ta. Hà Tĩnh – một vùng đất mà chúng ta luôn biết đến với truyền thống hiếu học, với truyền thống văn hóa và tinh thần cách mạng quật cường. Nơi đây chúng ta cũng có những người tài năng, xuất chúng, học rộng tài cao để làm rạng danh quê hương, đất nước.
30 năm không phải dài cũng không ngắn từ khi được thành lập nhưng dưới với sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp và sự đồng lòng của nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Đối với ngày giáo dục của tỉnh cũng với sự hiếu học của học sinh và sự tâm huyết, phấn đấu nỗ lực hết mình của các thầy cô giáo. Chúng ta đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện và đem lại những kết quả đáng kì vọng.
I.Kết quả nổi bật của giáo dục Hà Tĩnh trong 30 năm tái lập tỉnh (1991-2921)
– Trong mỗi giai đoạn và xây dựng thì tỉnh đều đương ra các phương hướng, chính sách đúng và kịp thời để phù hợp với thực tiễn, như
-Sau khi tái lập tỉnh, đã chỉ đạo thành lập Trường Năng khiếu Hà Tĩnh (nay là trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh) để phát hiện, bồi dưỡng nhân tài tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn.
– Tỉnh đã ra nghị quyết để đẩy mạnh các công tác xã hội hóa giáo dục và phổ cập giáo dục. Đây là việc cần làm để đẩy mạnh giáo dục phát triển trong giải đoạn 2001-2005.
– Năm 2011, HĐND phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo” nhằm tiến hành xây dựng hệ thống các cấp từ mầm non đền phổ thông, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn và nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.
– Sau năm 2015 thì tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển mạng lưới giáo dục các cấp.
– Theo số lượng của Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh trong năm học 1992-1993 toàn tỉnh có 1.178 trường học (701 trường mầm non, 236 trường tiểu học, 217 trường tiểu học, 24 trường THPT) thì đến năm học 2020 – 2021 còn 667 trường (254 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 147 trường THCS, 45 trường THPT).
– Tỉnh Hã Tĩnh cũng đã quan tâm đến việc xóa mù chữ, huy động trẻ em đến trường và thực hiện phổ cập giáo dục. Năm 1992, Hà Tĩnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ (tỉnh thứ 7 đạt chuẩn); năm 2002, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở (tỉnh thứ 12 đạt chuẩn); năm 2013, đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi (tỉnh thứ 7 đạt chuẩn). Đến nay, tỉnh Hà Tĩnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2.
– Sau khi thành lập tỉnh thì nhu cầu học tập của học sinh nên số lượng giáo viên các cấp và cán bộ quản lý có sự tang lên đáng kể. So với năm 2011 số lượng giáo viên mầm non tăng 1.632 người, THPT tăng 775 người, giáo viên tiểu học giảm 877 người, giáo viên THCS giảm 1.491 người.
– Cùng với đó là nâng cao chất lượng, trình độ đối với đội ngũ giáo viên. Năm 1991 có 71.1% giáo viên mầm non, 97.4 % giáo viên tiểu học; 98.8% giáo viên THPT, 87.5% giáo viên THCS đạt chuẩn thì đến năm 2019 đã có 100% giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn đào tạo, tỷ lệ trên chuẩn đào tạo ngày càng cao: mầm non 90.5%, tiểu học 96%, THCS 83%, THPT 17.5%.
– Để tạo nên một môi trường học tập tốt và phát huy được truyền thống hiếu học của địa phương thì tỉnh cũng chú trọng xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục của địa phương, cho học sinh tiếp cận với những phương pháp dạy học tiên tiến. Đến nay hầu hết các trường học đều có đủ một phòng học trên một lớp, khắc phục được tình trạng học 2 ca (năm học 1992-1993 chỉ đạt 0,6 phòng học/lớp); tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 85% (năm học 1992-1993 hầu hết các phòng học đều là phòng học tạm, cấp 4, xuống cấp). Hệ thống phòng bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học được trang bị khá đồng bộ (Giai đoạn 2001-2006 đầu tư đại trà thiết bị dạy học thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa năm 2000: mỗi lớp tiểu học có 01 bộ thiết bị dạy học, mỗi trường THCS hoặc THPT có từ 2 đến 6 bộ thiết bị dạy học tối thiểu. Giai đoạn 2012-2020 đầu tư mạnh về đồ chơi trong trường mầm non và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học).
Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia từ những năm 1997- Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu. Nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của phụ huynh, học sinh thì nhiều trường đã đạt trường chuẩn quốc gia. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 534/667 trường đạt chuẩn quốc gia, tỉ lệ 80,05%. Trong đó Mầm non có 181/254 trường đạt chuẩn, tỉ lệ 71,2%; Tiểu học có 193/221 trường , tỉ lệ 87,7%; THCS có 127/147 trường , tỉ lệ 86,39% và THPT có 33/45 trường , tỉ lệ 73,9%.
– Không chỉ vậy mà Hà Tĩnh còn rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng toàn diện và phát triển đưa giáo dục tỉnh dẫn dầu cả nước.
+ Đối với giáo dục mầm non: Trẻ mẩm non được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục toàn diện, tỷ lệ đến trường tăng mạnh. Số trường tổ chức bán trú đạt 100%, số trẻ ăn bán trú đạt 95.3%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn dưới 5% (năm 2003 là 18,8%).
+ Đối với giáo dục tiểu học từ những năm 1996, đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần “lấy học sinh làm trung tâm”, áp dụng những công nghệ giáo dục hiện đại tại một số huyện. Từ năm 2000, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục tiểu học Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, triển khai dạy học đại trà môn Tiếng Việt 1 theo Tài liệu công nghệ giáo dục, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, áp dụng các mô hình giáo dục mới, đổi mới đánh giá học sinh, đưa dân ca ví, giặm vào các trường tiểu học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý.
+ Đối với giáo dục Trung học thì tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hàng năm đạt trên 98% , tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào đại học cao đẳng đạt trên 60%, nhiều em đạt điểm tuyệt đối các môn thi, thủ khoa các trường đại học. Từ 1991 đến nay đã có 1.288 em đạt học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa (26 giải Nhất, 232 giải Nhì, 531 giải Ba và 501 giải Khuyến khích); có 06 học sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực (2 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 01 huy chương đồng Toán quốc tế; 01 huy chương vàng Toán, 01 huy chương bạc Tin học châu Á); 23 giải tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh THPT cấp quốc gia (01giải nhất, 02 giải nhì, 13 giải ba, 07 giải tư); trên 200 học sinh đạt các loại huy chương về thể thao, điền kinh cấp quốc gia (tính từ năm 2010 đến nay, có 124 huy chương điền kinh cấp quốc gia, trong đó có 30 huy chương Vàng, 34 huy chương Bạc, 60 huy chương Đồng).
– Hà Tĩnh còn rất quan tâm đến giáo dục thường xuyên có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Giai đoạn 1991-2005 (trước khi Luật Giáo dục 2005 ban hành) toàn tỉnh có 11 trung tâm GDTX với 10.744 học viên. Tính đến năm 2020, hệ thống GDTX đã có sự thay đổi về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân, tổng số trung tâm GDTX hiện tại là 11 trung tâm, trong đó có 01 Trung tâm GDTX cấp tỉnh, 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên cấp huyện, có 06 trường Cao đẳng và Trung cấp nghề dạy hệ GDTX cấp THPT kết hợp đào tạo nghề, tổng số học viên tham gia chương trình GDTX cấp THPT trên là 11.000 học viên. Giai đoạn từ năm 1991-2005 toàn tỉnh thành lập được 163 trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thu hút hơn 60.800 lượt người tham gia học tập các chuyên đề về chuyển giao công nghệ sản xuất, học nghề mới, … đến nay 100% xã, phường, thị trấn đều đã có trung tâm học tập cộng đồng, giai đoạn 2006 – 2019 đã có trên 948.000 lượt người tham gia học tập các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khuyến công, kiến thức về pháp luật, các vấn đề về xã hội, sức khỏe, đời sống…
– Giáo dục chuyên nghiệp cũng đó có những chuyển biến tốt và theo hướng tích cực hơn. Quy mô mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tính đến năm 2020 phát triển mạnh so với giai đoạn 1991-2005. Hiện nay toàn tỉnh có 01 trường Đại học đa ngành với quy mô đào tạo gần 4.000 học sinh, sinh viên; đã đào tạo hơn 12.000 nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh và khu vực, trong đó hơn 3.200 nhân lực cho nước bạn Lào; Có 04 trường cao đẳng: Cao đẳng Nguyễn Du (nâng cấp từ trường TC Văn hóa Nghệ thuật), Cao đẳng Y tế (nâng cấp từ trường trung cấp Y tế), Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức và Cao đẳng Công nghệ. Số lượng các trường Trung học chuyên nghiệp (sau đổi tên thành trung cấp chuyên nghiệp), thành lập mới các trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, Trung cấp Kỹ nghệ, Trung cấp nghề Lý Tự Trọng. Số lượng học sinh, học viên và sinh viên các trường cao đẳng, TCCN toàn tỉnh tính đến năm 2020 là 25.240 người tăng hơn 5 lần so với giai đoạn 1991-2005.
– Tỉnh cũng đó phát động nhiều phong trào khuyến học, khuyết tài đến tận từng gia đình, dòng họ, địa phương, đơn vị; nhiều quỹ khuyến học được thành lập như: “Quỹ khuyến học đất Hồng Lam”, “Quỹ khuyến học khuyến tài Nguyễn Du”, …kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập.
– Nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển thì giáo dục Hà Tĩnh cũng tồn tại nhiều hạn chế mà nếu khắc phục được chúng ta có thể tin tưởng rằng tỉnh sẽ là tỉnh dẫn đầu cả nước về giáo dục.
+ Công tác qui hoạch hệ thống trường lớp phải thực hiện nhiều lần, thiếu tính ổn định, một số nơi chưa phù hợp, chưa tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
+ Số lượng nhà giáo của tỉnh còn có sự không đồng đều và sự bố trí giữa các địa phương. Và chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ mầm non.
+ Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường học nhiều nơi xuống cấp, thiếu phòng chức chức năng.
+ Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh hiệu quả chưa cao.
+ Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá chuyển biến chưa rõ nét.
+ Chất lượng đầu ra của một số cơ sở đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế. Việc thực hiện tự chủ của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn còn khó khăn, chưa gắn với đổi mới quản trị nhà trường.
Phát triển giáo dục Hà Tĩnh
– Phát huy truyền thống hiếu học của địa phương.
– Phụ huynh cần quan tâm, đầu tư cho con em mình.
– Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời đề ra các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục.
– Còn các cơ quan quản lý giáo dục, các trường học phải bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của địa phương để có sự tham mưu tích cực, phù hợp, có hiệu qủa cho cấp uỷ chính quyền các cấp để phát triển GDĐT.
– Có sự vào cuộc phối hợp tích cực của các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể quần chúng, các tầng lớp nhân dân trong các hoạt động giáo dục, nhất là vận dụng tốt quan điểm xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước.
– Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo các thế hệ phần lớn đều có phẩm chất, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với nghề, nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Học sinh Hà Tĩnh đa số đều chịu khó, thông minh, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập để lập thân, lập nghiệp.
– Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
————————————————-
Xem đầy đủ đáp án cuộc thi “Tìm hiểu 190 năm thành lập (1831-2021), 30 năm tái lập (1991-2021) tỉnh Hà Tĩnh” do giáo viên Hoidap247.com biên soạn tại:
→ Click để xem