Trinh bay những lét tiêu biểu khoa hoc kĩ thuật cuối tk XVIII nửa đầu thế kỷ XIX vì sao thời ky này đời sống nhân dân nhieu kho kh

By Gianna

Trinh bay những lét tiêu biểu khoa hoc kĩ thuật cuối tk XVIII nửa đầu thế kỷ XIX vì sao thời ky này đời sống nhân dân nhieu kho khan mà khoa học phát triển rực rỡ

0 bình luận về “Trinh bay những lét tiêu biểu khoa hoc kĩ thuật cuối tk XVIII nửa đầu thế kỷ XIX vì sao thời ky này đời sống nhân dân nhieu kho kh”

  1.  Văn học

    – Cuối TK XVIII, nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ, với nhiều hình thức phong phú như: ca dao, tục ngữ, truyện thơ dài,…

    –  Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du. Tác phầm này phản ánh những bất công và tộc ác trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân.

    – Ngoài ra, thời kì này còn xuất hiện những tác giả nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…

    –  Nội dung các tác phẩm phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, thể hiện tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

    2.  Nghệ thuật

    –  Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu, chèo, tuồng, hát lí, hát dặm ở miền xuôi, hát lượn, hát xoan ở miền núi.

    –  Tranh dân gian xuất hiện, mang đậm tính dân tộc như tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo,…nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

    –  Kiến trúc: chùa Tây Phương (Thạch Thất – Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội) cũng là những công trình đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc thời kì này.Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa. Đặc biệt là 18 pho tượng chùa Tây Phương với những phong cách, sắc thái khác nhau.

     Giáo dục, thi cử

    –  Triều Tây Sơn: Quang Trung ban chiếu lập học, mở đường công các làng xã để con em nhân dân có điều kiện học tập, đưa chữ Nôm vào thi cử.

    –  Thời Nguyễn: Quốc Tử Giám được đặt ở Huế, thành lập “Tứ dịch quán” năm 1836 để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm).

    Sử học, địa lý, y học

    – Thời kì này, những công trình nghiên cứu sử học, địa lí có những bước phát triển quan trọng.

    – Sử học: Bộ Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện. Tác giả tiêu biểu là Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú.

    – Địa lí: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định.

    – Y học: Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông). Lê Hữu Trác là người thầy thuốc rất nổi tiếng thời kì này, ông thông cảm sâu sắc với cuộc sống cùng cực của nhân dân. 

    ừ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng và du nhập vào nước ta.

    –  Kỹ thuật làm đồng hồ, kính thiên lý.

    –  Chế tạo máy xẻ gỗ, tàu thủy chạy bằng hơi nước

    => Chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta

    Trả lời
  2. Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực đế quốc mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách “chia để trị” để cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm sâu sắc, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:

    Trả lời

Viết một bình luận