trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế – xã hội của chế độ phong kiến :)

trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế – xã hội của chế độ phong kiến
🙂

0 bình luận về “trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế – xã hội của chế độ phong kiến :)”

  1. Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ PK là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

    – Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây).

    – Tư liệu sản xuất, ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô sản xuất.

    – Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (phương Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (phương Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô.

    Bình luận
  2. * Cơ sở kinh tế:

    – Sản xuất nông nghiệp:

    + Cư dân ở phương Đông và cả phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

    + Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (như ở phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (như ở châu Âu) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

    + Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ lại giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế. 

    – Ở châu Âu, từ sau thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công, thương nghiệp ngày càng phát triển. => Đó chính là một nhân tố mới, dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

    * Cơ sở xã hội:

    – Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là:

    + Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

    + Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

    – Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.

    Bình luận

Viết một bình luận