Trình bày những nét chính về phong trào đông du ? Vì sao phan bội châu lại chủ trương bạo động Vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào nhật bản ? Bà

Trình bày những nét chính về phong trào đông du ? Vì sao phan bội châu lại chủ trương bạo động Vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào nhật bản ? Bài học rút ra từ phong trào đông du là gì?

0 bình luận về “Trình bày những nét chính về phong trào đông du ? Vì sao phan bội châu lại chủ trương bạo động Vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào nhật bản ? Bà”

  1. Những nét chính về các hoạt động của phong trào Đông du:

    – Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập.
    – Năm l905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.
    – Từ năm l905 đến năm l908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.
    – Tháng 9 – l 908, thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.
    – Tháng 3 – 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
    * Ý nghĩa : cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.

    *Phan Bội Châu chủ trương bạo động để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản vì:

    – Quê hương xứ Nghệ là nơi có truyền thống đánh giặc giữ nước.

    – Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (vì truyền thống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũng là đấu tranh vũ trang, các cuộc khởi nghĩa…) nên ông chủ trương lập ra Hội Duy tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập bằng việc chuẩn bị lực lương, tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.

    – Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi đế quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905) cầu viện.

    * Bài học học rút ra từ phong trào Đông du:

    – Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai ” đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được.

    – Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ hỗ trợ quốc tế chân chính

    Bình luận
  2.  *Những nét chính về các hoạt động của phong trào Đông du:

    – Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập.
    – Năm l905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.
    – Từ năm l905 đến năm l908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.
    – Tháng 9 – l 908, thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.
    – Tháng 3 – 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
    * Ý nghĩa : cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.

    *Phan Bội Châu chủ trương bạo động để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản vì:

    – Quê hương xứ Nghệ là nơi có truyền thống đánh giặc giữ nước.

    Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (vì truyền thống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũng là đấu tranh vũ trang, các cuộc khởi nghĩa…) nên ông chủ trương lập ra Hội Duy tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập bằng việc chuẩn bị lực lương, tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.

    – Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi đế quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905) cầu viện.

    * Bài học học rút ra từ phong trào Đông du:

    – Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai ” đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được.

    – Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ hỗ trợ quốc tế chân chính.

    Bình luận

Viết một bình luận