Trình bày nội dung chủ yếu của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng và những thành tựu hạn chế của ta trong kế hoạch 5 năm từ năm 1976 đến nă

Trình bày nội dung chủ yếu của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng và những thành tựu hạn chế của ta trong kế hoạch 5 năm từ năm 1976 đến năm 1980

0 bình luận về “Trình bày nội dung chủ yếu của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng và những thành tựu hạn chế của ta trong kế hoạch 5 năm từ năm 1976 đến nă”

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986. Dự Đại hội có 1129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế. – Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Uỷ viên Bộ Chính trị đọc diễn văn khai mạc Đại hội. 
    – Đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư đọc Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 
    – Đồng chí Võ Văn Kiệt – Uỷ viên Bộ Chính trị đọc Báo cáo về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội trong 5 năm (1986-1990). 
    Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học. Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế – xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân. 

    Bình luận

Viết một bình luận