trình bày phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX…help me mn ơi–..

By Charlie

trình bày phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX…help me mn ơi……….

0 bình luận về “trình bày phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX…help me mn ơi–..”

  1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.

    + Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước diễn ra liên tục, nhất là ở Anh, Pháp và Mĩ.

    + Ở Mĩ, ngày 1 – 5 – 1886, gần 40 vạn công nhân Si-ca-gô xuống đường biểu tình đòi ngày làm việc 8 giờ đã được giới chủ chấp thuận cho 5 vạn người. Về sau, ngày 1 – 5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế Lao động.

    + Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước như Đảng Xã hội dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp,…

    Quốc tế thứ hai (1899 – 1914).

    + Ngày 14 – 7 – 1889, nhân kỉ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu của công nhân của 22 nước họp ở Pa-ri đã tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

    + Đại hội đã thông qua những quyết định quan trọng: sự cần thiết phải thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân ở mỗi nước; đấu tranh giành chính quyền; đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1 – 5 hằng năm là ngày Quốc tế Lao động.

    + Quốc tế thứ hai hoạt động trải qua hai thời kì (từ năm 1889 đến năm 1895 và từ năm 1895 đến năm 1914), đã có nhiều đóng góp cho phong trào công nhân thế giới, làm chậm lại quá trình chiến tranh đế quốc của các nước,… Ăng-ghen được coi là “linh hồn của Quốc tế thứ hai”.

    + Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai đã bị phân hóa, trừ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga vẫn tiếp tục hoạt động tích cực, gắn với lãnh tụ Lê-nin.

    Trả lời
  2. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai

    Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

    — Từ 30 năm cuối thế kỉ XIX, ‘chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước diễn ra liên tục, nhất là ở Anh, Pháp và Mĩ.

    Ở Mĩ, ngày 1 – 5 – 1886, gần 40 vạn công nhân Si-ca-gô xuống đường biểu tình đòi ngày làm 8 giờ và đã buộc được giới chủ chấp thuận cho 5 vạn người, về sau, ngày 1 – 5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế Lao động.

    – Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới dẫn tới sự ra đời của nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước như : Đảng Xã hội dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp,… Quốc tế thứ hai (1889 -1914) Ngày 14 – 7 – 1889, nhân kỉ niệm 100 nãm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

    – Đại hội đã thông qua những quyết định quan trọng : sự cần thiết phải thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân ở mỗi nước ; đấu tranh giành chính quyển ; đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1 – 5 hằng năm là ngày Quốc tế Lao động.

    – Quốc tế thứ hai hoạt động trải qua hai thời kì (từ năm 1889 đến năm 1895 và từ nãm 1895 đến năm 1914), đã có nhiều đóng góp cho phong trào công nhân thế giới, làm chậm lại quá trình chiến tranh đế quốc ,của các nước,… Ãng-ghen được coi là “linh hồn của Quốc tế thứ hai”.

    – Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai đã bị phân hoá, trừ ĐảngkCông nhân xã hội dân chủ Nga vẫn tiếp tục hoạt động tích cực, gắn liền với vai trò của Lê-nin.

    Phong trào công nhân Nga và cuộc Cách mạng 1905 —1907

    – Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới Lê-nin sinh ngày 22 – 4 – 1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Từ nhỏ, Lê-nin sớm có tinh thần cách mạng chống lại chế độ chuyên chế Nga hoàng. Năm 1893, Lê-nin trở thành người lãnh đạo của nhóm công nhân mác-xít ở Pê-téc-bua, rồi bị bắt và bị tù đày.

    – Nãm 1903, Lê-nin thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, thông qua Cương lĩnh cách mạng lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng xã hội chủ nghĩa.

    Cách mạng Nga 1905 -1907

    Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :

    + Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.

    + Từ năm 1905 đến nãm 1907, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”,…

    * Diễn biến : + Trong các phong trào đấu tranh chông Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 – 1907 có sự tham gia của công nhân, nông dân và binh lính.

    + Mở đầu là ngày 9 – 1 – 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “Ngày chủ nhật đẫm máu”. Lập tức, công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.

    + Tiếp đó, tháng 5 – 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

    + Tháng 6 – 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa. + Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 – 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.

    + Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong tràq cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ỏ nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng. Kết quả, ý nghĩa :

    + Cách mạng Nga 1905 – 1907 tuy thất bại nhưng nó làm lung lay nền thống trị của địa chủ và tư sản.

    + Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra 10 năm sau đó. Đồng thời, Cách mạng Nga 1905 – 1907 cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới. 

    Trả lời

Viết một bình luận