Trình bày phong trào dân tộc,dân chủ công khai (1919-1925)
0 bình luận về “Trình bày phong trào dân tộc,dân chủ công khai (1919-1925)”
Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi, trước hết là ở các thành thị. Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đã phát động các phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923). Giai cấp tư sản dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long., đã thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhằm gây áp lực với thực dân Pháp, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp khi được chúng ban phát cho một số quyền lợi. Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà báo. v.v…) được tập hợp trong những tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên… Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ : Chuông rè, An Nam trẻ. Người nhà quê, lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thư xã, Nam đồng thư xã. Tháng 6 – 1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó, có hai sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926).
+ Phát động phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hoá” (1919);
+ Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
+ Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ (muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp, khi Pháp nhượng bộ thì sẵn sàng thoả hiệp với Pháp).
– Tầng lớp Tiểu Tư Sản tri thức: Tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên… với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:
+ Mít tinh, biểu tình, bãi khoá…
+ Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc – tháng 6-1924) mở màn cho thời kỳ đấu tranh mới của dân tộc.
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Chu Trinh (1926) …
Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức phong phú và sôi nổi, trước hết là ở các thành thị.
Giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đã phát động các phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
Giai cấp tư sản dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long., đã thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhằm gây áp lực với thực dân Pháp, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp khi được chúng ban phát cho một số quyền lợi.
Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà báo. v.v…) được tập hợp trong những tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên…
Họ xuất bản những tờ báo tiến bộ : Chuông rè, An Nam trẻ. Người nhà quê, lập ra những nhà xuất bản tiến bộ : Cường học thư xã, Nam đồng thư xã. Tháng 6 – 1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó, có hai sự kiện nổi bật là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926).
– Giai cấp Tư Sản Dân Tộc:
+ Phát động phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hoá” (1919);
+ Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
+ Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ (muốn lợi dụng sự ủng hộ của quần chúng làm áp lực với Pháp, khi Pháp nhượng bộ thì sẵn sàng thoả hiệp với Pháp).
– Tầng lớp Tiểu Tư Sản tri thức: Tập hợp trong những tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên… với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi:
+ Mít tinh, biểu tình, bãi khoá…
+ Xuất bản những tờ báo tiến bộ để cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Tiếng bom của Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc – tháng 6-1924) mở màn cho thời kỳ đấu tranh mới của dân tộc.
+ Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Chu Trinh (1926) …