trình bày phương pháp phân biệt các chất khí đựng riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn sau: a. hidro,oxi, không khí b. hidro,oxi,cacbonic,nitơ

trình bày phương pháp phân biệt các chất khí đựng riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn sau:
a. hidro,oxi, không khí
b. hidro,oxi,cacbonic,nitơ

0 bình luận về “trình bày phương pháp phân biệt các chất khí đựng riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn sau: a. hidro,oxi, không khí b. hidro,oxi,cacbonic,nitơ”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a. Lấy 1 ít mẫu thử từ 3 lọ

          Cho từng mẫu thử tác dụng với đồng (II) oxit, ta thấy lọ nào tác dụng được và chuyển CuO từ màu đen sang đỏ thì lọ đó chứa hidro

    PT: H2     +        CuO       —to–>    Cu        +         H2O

    Sau đó ta cho que đóm gần tàn vào 2 lọ còn lại, ta thấy lọ nào xó que đóm bừng cháy sáng thì lọ đó chứa oxi, lọ còn lại là không khí

    b. Lấy 1 ít mẫu thử từ 4 lọ

    Cho từng 

    mẫu thử tác dụng với đồng (II) oxit, ta thấy lọ nào tác dụng được và chuyển CuO từ màu đen sang đỏ thì lọ đó chứa hidro

    PT: H2     +        CuO       —to–>    Cu        +         H2O

    Sau đó ta cho que đóm gần tàn vào 2 lọ còn lại, ta thấy lọ nào xó que đóm bừng cháy sáng thì lọ đó chứa oxi

    Cuối cùng dẫn khí trong 2 lọ còn lại qua dung dịch nước vôi trong, ta thấy lọ nào có khí làm cho nước vôi bị đục thì lọ đó chứa CO2

    PT: CO2       +        Ca(OH)2         —–>        CaCO3         +         H2O

    Lọ còn lại ko phản ứng được là lọ chứa Nitơ

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a)- lấy một ít các chất khí trên cho vào các lọ có đánh số thứ tự

    – dẫn các chất khí trong lọ lần lượt đi qua CuO nung nóng:

     +khí nào làm CuO từ màu đen chuyển thành màu đỏ thì lọ đó đựng $H_{2}$

            CuO + $H_{2}$ —$t^{o}$→ Cu + $H_{2}$O

     +2 khí còn lại không hiện tượng là $O_{2}$ và kk

    – ta dùng than hồng cho vào 2 lọ còn lại:

     +lọ nào làm than hồng cháy là $O_{2}$

     +lọ còn lại là kk

    b)- lấy một ít các chất khí trên cho vào các lọ có đánh số thứ tự

    – dẫn các chất khí trong lọ lần lượt đi qua CuO nung nóng:

     +khí nào làm CuO từ màu đen chuyển thành màu đỏ thì lọ đó đựng $H_{2}$

            CuO + $H_{2}$ —$t^{o}$→ Cu + $H_{2}$O

     +3 khí còn lại không hiện tượng là $O_{2}$, C$O_{2}$ và $N_{2}$

    – ta dùng than hồng cho vào 3 lọ còn lại:

     +lọ nào làm than hồng cháy là $O_{2}$

     +2 lọ còn lại là C$O_{2}$ và $N_{2}$

    -2 lọ còn lại lần lượt dẫn qua dung dịch nước vôi trong:

     +nếu nước vôi đục thì lọ khí đó là CO2

             C$O_{2}$ + Ca$(OH)_{2}$ — > CaC$O_{3}$ + $H_{2}$O

     +lọ còn lại là $N_{2}$

    Bình luận

Viết một bình luận