Trình bày quá trình nguyên phân và giảm phân của quá trình phân bào

By Amara

Trình bày quá trình nguyên phân và giảm phân của quá trình phân bào

0 bình luận về “Trình bày quá trình nguyên phân và giảm phân của quá trình phân bào”

  1. Đáp án:

     *Nguyên phân

    -Kì trung gian: lúc đầu NST tồn tại ở dạng sợi đơn và duỗi xoắn. NST tự nhân đôi ở pha S để tạo ra NST ở trạng thái kép. Trung thể tự nhân đôi để tạo ra 2 trung thể và chúng di chuyển dần về 2 cực của tế bào.

    – Kì đầu: NST ở trạng thái kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn và dày lên. Hai trung thể di chuyển về 2 cực và nằm đối xứng với nhau, 1 thoi tơ vô sắc bắt đầu được hình thành giữa 2 trung thể, màng nhân, nhân con tiêu biến.

    – Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng (hạt, chữ V, que) được tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Chúng dính với dây tơ vô sắc ở tâm động. Thoi vô sắc đã trở nên hoàn chỉnh.

    – Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động để hình thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của dây tơ vô sắc.

    – Kì cuối: NST ở trạng thái đơn và chúng dần duỗi xoắn trở lại để tạo thành dạng sợi mảnh. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện để bao bọc lấy bộ NST ở 2 cực của tế bào. Thoi vô sắc dần biến mất. Đồng thời, xảy ra sự phân chia tế bào chất:

    *Giảm phân:

    -Gồm 2 lần phân bào liên tiếp, mỗi lần phân bào đều gồm giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì: đầu, giữa, sau, cuối.

    a. Lần phân bào 1

    – Kì trung gian: NST đơn tự nhân đôi trở thành NST kép (gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động), trung thể tự nhân đôi và di chuyển về 2 cực của tế bào.

    – Kì đầu 1: NST ở trạng thái kép dần co xoắn đồng thời xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 trong 4 sợi cromatit của cặp NST kép tương đồng. Hai trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Màng nhân, nhân con tiêu biến.

    – Kì giữa 1: NST ở trạng thái kép co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng. NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc đã hoàn chỉnh. NST kép dính với thoi vô sắc ở tâm động.

    – Kì sau 1: mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng vẫn giữ nguyên trạng thái (không tách nhau ở tâm động) phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc. (Mỗi cực có n NST kép).

    – Kì cuối 1: NST ở trạng thái kép. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào. Thoi vô sắc mờ dần và biến mất. Xảy ra sự phân chia tế bào chất để hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa nNST ở trạng thái kép.

    b. Lần phân bào 2:

    – Kì trung gian 2: các NST kép không nhân đôi mà đóng xoắn như kì cuối 1, trung thể tự nhân đôi.

    – Kì đầu 2: NST kép không xảy ra biến đổi so với kì trung gian, 2 trung thể di chuyênr về 2 cực của tế bào. Một thoi vô sắc được hình thành giưã 2 trung thể (vuông góc với thoi vô sắc GP 1) màng nhân, nhân con tiêu biến.

    – Kì giữa 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đaọ của thoi vô sắc, NST kép đính với thoi vô sắc ở cả 2 phía của tâm động. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh.

    – Kì sau 2: NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc.

    – Kì cuối 2: màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào (mỗi tế bào có n NST đơn). Thoi vô sắc tiêu biến, diễn ra sự phân chia tế bào chất để hình thành các tế bào con.

      Chúc bạn học tốt

      Bạn vốt cho mình 5 sao và câu trả lời hay nhất nha

    Trả lời
  2. 1. Nguyên phân

    1.1. Khái niệm

    – Là hình thúc phân bào giữ nguyên bộ NST, là hình thức sinh sản của tế bào, xảy ra ở hầu hết tế bào trong cơ thể (hợp tử, tb sinh dưỡng, tb mầm sinh dục).

    – Trong nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ có 2n NST sau 1 lần phân bào sẽ hình thành 2 tế bào con có bộ NST là 2n.

    1.2. Cơ chế

    Nguyên phân

    Giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian)

    Giai đoạn phân bào chính thức :Kì đầu,Kì giữa,Kì sau,Kì cuối

    – Kì trung gian: lúc đầu NST tồn tại ở dạng sợi đơn và duỗi xoắn. NST tự nhân đôi ở pha S để tạo ra NST ở trạng thái kép. Trung thể tự nhân đôi để tạo ra 2 trung thể và chúng di chuyển dần về 2 cực của tế bào.

    – Kì đầu: NST ở trạng thái kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn và dày lên. Hai trung thể di chuyển về 2 cực và nằm đối xứng với nhau, 1 thoi tơ vô sắc bắt đầu được hình thành giữa 2 trung thể, màng nhân, nhân con tiêu biến.

    – Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng (hạt, chữ V, que) được tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Chúng dính với dây tơ vô sắc ở tâm động. Thoi vô sắc đã trở nên hoàn chỉnh.

    – Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động để hình thành 2 NST đơn và phân li đều về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của dây tơ vô sắc.

    – Kì cuối: NST ở trạng thái đơn và chúng dần duỗi xoắn trở lại để tạo thành dạng sợi mảnh. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện để bao bọc lấy bộ NST ở 2 cực của tế bào. Thoi vô sắc dần biến mất. Đồng thời, xảy ra sự phân chia tế bào chất:

    + Ở tế bào động vật: màng sinh chất ngay ở khoảng giữa tế bào co thắt từ ngoài vào trong để phân chia thành 2 tế bào con.

    + Ở tế bào động vật: tế bào mới, được hình thành do thành tế bào ở khoảng giữa phát triển từ trong ra ngoài phân chia ế bào mẹ thành 2 tế bào con.

    1.3. Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.

    2. Giảm phân

    2.1. Khái niệm

    – Là hình thức phân bào làm bộ NST giảm đi 1 nửa so với tế bào ban đầu, xảy ra ở các tế bào sinh dục giai đoạn chín: noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1.

    – Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp:Từ 1 tế bào sinh dục chín (2n) sau giảm phân hình thành nên 4 tế bào con có bộ NST là n.

    2.2. Cơ chế

    Gồm 2 lần phân bào liên tiếp, mỗi lần phân bào đều gồm giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì: đầu, giữa, sau, cuối.

    a. Lần phân bào 1

    – ì trung gian: NST đơn tự nhân đôi trở thành NST kép (gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động), trung thể tự nhân đôi và di chuyển về 2 cực của tế bào.

    – Kì đầu 1: NST ở trạng thái kép dần co xoắn đồng thời xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 trong 4 sợi cromatit của cặp NST kép tương đồng. Hai trung thể di chuyển về 2 cực của tế bào. Màng nhân, nhân con tiêu biến

    – Kì giữa 1: NST ở trạng thái kép co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng. NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi vô sắc đã hoàn chỉnh. NST kép dính với thoi vô sắc ở tâm động.

    – Kì sau 1: mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng vẫn giữ nguyên trạng thái (không tách nhau ở tâm động) phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc. (Mỗi cực có n NST kép).

    – Kì cuối 1: NST ở trạng thái kép. Màng nhân, nhân con dần xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào. Thoi vô sắc mờ dần và biến mất. Xảy ra sự phân chia tế bào chất để hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa nNST ở trạng thái kép.

    b. Lần phân bào 2:

    – Kì trung gian 2: các NST kép không nhân đôi mà đóng xoắn như kì cuối 1, trung thể tự nhân đôi.

    – Kì đầu 2: NST kép không xảy ra biến đổi so với kì trung gian, 2 trung thể di chuyênr về 2 cực của tế bào. Một thoi vô sắc được hình thành giưã 2 trung thể (vuông góc với thoi vô sắc GP 1) màng nhân, nhân con tiêu biến.

    – Kì giữa 2: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đaọ của thoi vô sắc, NST kép đính với thoi vô sắc ở cả 2 phía của tâm động. Thoi vô sắc trở nên hoàn chỉnh.

    – Kì sau 2: NST kép tách nhau ở tâm động tạo thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của thoi vô sắc.

    – Kì cuối 2: màng nhân, nhân con xuất hiện trở lại bao lấy bộ NST ở mỗi cực của tế bào (mỗi tế bào có n NST đơn). Thoi vô sắc tiêu biến, diễn ra sự phân chia tế bào chất để hình thành các tế bào con.

    2.3. Kết quả: Từ một tế bào mẹ qua giảm phân sẽ tạo ra bốn tế bào con.

     

    Trả lời

Viết một bình luận