Trình bày quá trình thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai ? Ý nghĩa sự kiện với phong trào Cách mạng tỉnh Đồng Nai ?

By Josephine

Trình bày quá trình thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai ? Ý nghĩa sự kiện với phong trào Cách mạng tỉnh Đồng Nai ?

0 bình luận về “Trình bày quá trình thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai ? Ý nghĩa sự kiện với phong trào Cách mạng tỉnh Đồng Nai ?”

  1. Quá trình thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai:

       Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhân dân ta khắp nơi từ Nam chí Bắc dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đã liên tiếp vùng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc. Nhưng các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt thất bại. Nguyên nhân chính là tất cả các cuộc đấu tranh đó chưa có một đường lối đúng đắn để tập hợp được đông đảo nhân dân chống giặc, phù hợp với xu thế của thời đại.

    Năm 1911, Bác Hồ (khi ấy với tên gọi là Nguyễn Tất Thành) đã vào Sài Gòn. Bác lấy tên là Ba và xin làm việc phụ bếp trên tàu Đờ-la-tút-sơ Tờ-rê-vin (De la Tousse Trévin). Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Bác ra đi tìm đường cứu nước.

    Bằng thực tiễn lao động và trí tuệ của mình, Người đã khắc phục được sự hạn chế của các sĩ phu đương thời, hòa nhập với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ La tinh, phong trào công nhân các nước châu Âu. Và từ đó, Người đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, chân lý của thời đại.

    Ngày  16 tháng 7 năm 1920, lần đầu tiên trên đất Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người vô cùng cảm động và phấn khởi: … Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúng đông đảo:“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.

    Ngày 29 tháng 12 năm 1920, tại thành phố Tua (nước Pháp), đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên bỏ phiếu tán thành cương lĩnh của Đệ tam quốc tế Cộng sản và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

    Năm 1921, Người cùng một số bạn chiến đấu ở nước khác lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa. Hội cho xuất bản tờ báo Người cùng khổ (le Paria) để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng cách mạng giai cấp vô sản, tư tưởng giải phóng dân tộc đến các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh. Từ đây báo Người cùng khổ và nhiều sách báo Mác-xít đã vượt qua mạng lưới kiểm soát gắt gao của thực dân Pháp, truyền một luồng gió cách mạng mới đến với đồng bào nước ta. Trong đó có tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Người đã vạch trần sự giả dối, lừa bịp của thực dân Pháp về sự kiện “Những ngày hội ở Biên Hòa” khi chúng tổ chức khánh thành đài kỷ niệm “Người Việt trận vong” mà nhân dân Biên Hòa quen gọi là Đài Kỷ Niệm.

    Cũng trong khoảng thời gian này, năm 1919 đồng chí Tôn Đức Thắng – một thợ máy người Việt Nam, đã kéo lá cờ đỏ trên chiến hạm hải quân Pháp ở Hắc Hải để phản đối sự can thiệp của các nước đế quốc đồng thời ủng hộ Liên Xô, nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Sau sự kiện này, đồng chí bị thực dân Pháp bắt buộc phải trở về Việt Nam. Và năm 1920, đồng chí đã bí mật vận động lập tổ chức Công hội tại thành phố Sài Gòn.

    Tháng 11 năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc mở lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Giữa năm 1925, tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” được thành lập. Nhiều hội viên sau khi học tập đã trở về nước hoạt động cách mạng.

    Tháng 10 năm 1926, các đồng chí Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn Lợi được cử về Sài Gòn xây dựng cơ sở. Sau khi bắt liên lạc và thu nhận tổ chức công hội bí mật của đồng chí Tôn Đức Thắng, mạng lưới kỳ bộ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” phát triển nhanh chóng ở Sài Gòn và ở các tỉnh Nam bộ với khoảng hơn 500 hội viên.

    Tại Biên Hòa, một số tiểu tổ “Thanh niên cách mạng đồng chí hội” được tổ chức ở đồn điền cao su Cam Tiêm đề-pô xe lửa Dĩ An. Tháng 4 năm 1928, chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập có 5 hội viên do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư.

    Từ những hạt giống này, đội ngũ cán bộ, cơ sở cách mạng ở Biên Hòa ngày một tăng thêm. Họ là những nhân cốt tổ chức, vận động đông đảo quần chúng lao động bước vào thời kỳ đấu tranh mới có sự lãnh đạo của các tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”. Phong trào đấu tranh của nhân dân trong tỉnh dấy lên ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào đấu tranh của công nhân ở các đồn điền cao su.

    Ngày 20 tháng 3 năm 1928, hơn 400 cao su ở Cam Tiêm đồng loạt bãi công, kéo nhau ra sân điểm, đưa yêu sách đòi thực hiện những điều khoản trong bản “công tra” mà họ đã ký với chủ đồn điền. Cuộc bãi công kéo dài từ sáng sớm đến chiều. Công nhân dùng gậy gộc bao vây văn phòng sở. Bọn chủ, xếp hoảng sợ bỏ trốn sang đồn điền Dầu Giây, đồng thời cho người đến bót hiến binh Xuân Lộc điện cấp báo về tòa bố Biên Hòa yêu cầu tăng viện lực lượng. Tên tỉnh trưởng Biên Hòa cấp tốc đưa 20 lính và hiến binh lên Xuân Lộc, kéo vào đồn điền Cam Tiêm để đàn áp. Một cuộc xô xát đẫm máu giữa công nhân cao su và hiến binh Pháp diễn ra làm hàng chục người chết và bị thương. Nhiều công nhân bỏ trốn tản mát ra rừng.

    Cuộc đấu tranh của công nhân quyết liệt, chủ tư bản phải sử dụng đến binh lính Pháp đàn áp bằng bạo lực đã làm xôn xao và gây xúc động dư luận quần chúng trong nước và cả nước Pháp. Tổng Liên đoàn Lao động Pháp đã lên tiếng phản đối sự đàn áp của bọn thực dân tư bản đối với công nhân đồn điền và bày tỏ sự đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân Cam Tiêm nói riêng.

    Đồng chí Becnađôni (B. Bernardoni) ủy viên Ban Chấp hành lao động Pháp đã vạch trần tội ác của bọn thực dân: “Hỡi người thợ thuyền ở cơ sở cao su! Anh có biết giá cao su bây giờ hạ lắm, thế mà bọn nghiệp chủ ngày càng giàu không? Anh bị bóc lột rồi anh ạ! Những sự nghiệp lớn lao làm cho người ta phải kinh hãi đó, tức là mồ hôi, nước mắt của hàng nghìn người lao động như anh vậy”. Và đồng chí còn kêu gọi: “Hỡi các anh cu li trong sở cao su, nếu anh em muốn bọn nghiệp chủ phải thừa nhận những yêu cầu chính đáng của anh em, thì anh em nên đoàn kết lại thành một công đoàn có thế lực… các anh hãy đoàn kết nhau lại, chưa muộn đâu”

    Trước phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng lao động đang dấy lên mạnh mẽ khắp toàn quốc, các tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” và “Tân Việt cách mạng Đảng” không còn đủ khả năng lãnh đạo cách mạng được nữa. Đã đến lúc phải có một chính Đảng thực sự của giai cấp công nhân lãnh đạo để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.

    Đầu tháng 8 năm 1929, đồng chí Châu Văn Liêm và một số đồng chí trong kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã đứng ra thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Sài Gòn và tháng 11 năm 1929, ban lâm thời chỉ đạo (tức là Trung ương lâm thời) của Đảng được chỉ định gồm 5 đồng chí do đồng chí Châu Văn Liêm làm Bí thư.

    Khoảng tháng 7 năm 1929, những người đảng viên tiên tiến của Tân Việt cũng đã tổ chức ra các chi bộ hoặc các nhóm đảng viên của Đông Dương Cộng sản liên đoàn ở Sài Gòn và một số tỉnh khác. Cũng trong thời gian này trung ương lâm thời của Đông Dương cộng sản Đảng đã đề cử đồng chí Ngô Gia Tự cùng một số đồng chí khác vào Sài Gòn hoạt động xây dựng cơ sở cho Đảng.

    Như vậy, những tháng cuối năm 1929, các chi bộ, các nhóm cộng sản của 3 tổ chức trên lần lượt được xây dựng ở Nam bộ. Đồng chí Nguyễn Đức Văn (tự Nguyễn Tam) được đồng chí Ngô Gia Tự cử về Biên Hòa xây dựng cơ sở Đảng. Đồng thời đã liên lạc được với nhóm thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Phú Riềng. Ngày 28 tháng 10 năm 1929, chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở cao su Phú Riềng được thành lập có 6 đảng viên. Đồng chí Nguyễn Xuân Cừ được cử làm Bí thư chi bộ.

    Từ 6 đảng viên ban đầu, chi bộ đã giáo dục kết nạp thêm một số đảng viên mới rồi tung những “hạt giống đỏ” này đi vào các đồn điền cao su, các nhà máy, xí nghiệp để vận động cách mạng, tổ chức mạng lưới cơ sở ở một số địa phương khác.

    Chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 1929, đầu năm 1930 cơ sở Đảng đã phát triển một số nơi trong tỉnh Biên Hòa như đề pô-xe lửa Dĩ An, nhà máy cưa  BIF ([1][23]), đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền Cuộc-tơ-nay.

    Quan tâm đến phong trào cách mạng và trước tình hình trong nước Việt Nam có đến 3 tổ chức Cộng sản. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc với tư cách đại diện cho Quốc tế Cộng sản tới Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản trong nước để thống nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Hội nghị đã thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng. Tại hội nghị lịch sử này, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam ra lời kêu gọi tới toàn thể nhân dân Việt Nam.

    “…Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập… Đó là Đảng của giai cấp vô sản. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức, bóc lột chúng ta. Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng…”.

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam do giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Mác-Lênin lãnh đạo.

    Việc thống nhất các tổ chức Đảng ở Nam bộ cũng được tiến hành sau đó một thời gian ngắn. Ban lâm thời cấp ủy của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam Kỳ được thành lập do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư.

    Ngay trong ngày thành lập Đảng (3 tháng 2 năm 1930), dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng, 5000 công nhân cao su Phú Riềng đã nổi dậy đấu tranh với các yêu sách: đòi thực hiện đúng hợp đồng giữa chủ và công nhân, cấm đánh đập cúp phạt, miễn sưu thuế, trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ, ngày làm việc 8 giờ kể cả thời gian đi và về, bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao động, ốm đau phải được trị bệnh và hưởng đủ lương… Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của công nhân, tên chủ sở đã xoa dịu và hứa chấp nhận những yêu sách của công nhân. Cuộc đấu tranh Phú Riềng đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng ở miền Đông.

    Do chưa có kinh nghiệm hoạt động bí mật, giữ gìn lực lượng nên hầu hết các đồng chí đảng viên trong chi bộ cơ sở cốt cán đều bị địch phát hiện. Và chúng đã lần lượt lùng bắn hết người này đến người khác đưa về tại khám đường thị xã Biên Hòa giam giữ.

    Sau một thời gian khủng bố tra tấn dã man, thực dân Pháp đã mở phiên tòa xử án những người tham gia đấu tranh. Các đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản đã dũng cảm vạch trần tội ác của chúng với những lý lẽ đanh thép, hùng hồn. Tư thế vững vàng, bất khuất của họ đã tạo được tiếng vang lớn, tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động ở thị xã Biên Hòa và các nơi khác trong tỉnh.

    Ngày 28 tháng 4 năm 1930, nhiều truyền đơn với nội dung: Ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam, chào mừng ngày Quốc tế lao động, kêu gọi công nông binh liên hiệp đấu tranh… xuất hiện ở đề-pô xe lửa Dĩ An, nhà máy cưa BIF, ga xe lửa và một số nơi khác ở nội ô thị xã Biên Hòa.

    Ngày 1 tháng 5 năm 1930, công nhân nhà máy cưa BIF đã đình công với các yêu sách: ngày làm 8 giờ, không được đánh đập, không được cúp phạt, không được bắt công nhân làm ngày chủ nhật.

    Sau đó, từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1930, cơ sở Đảng ở nhà máy cưa BIF tiếp tục tổ chức đình công, rải truyền đơn nhiều lần, kêu gọi công nhân đoàn kết đấu tranh, kêu gọi nhân dân ủng hộ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

    Những cuộc đấu tranh này hòa nhập với khí thế đấu tranh chung đang dâng lên mạnh mẽ khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đó là những phát pháo hiệu mở đầu cho cao trào cách mạng mới ở nước ta.

    Hoảng sợ trước làn sóng cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ khắp nơi, thực dân Pháp và bọn tay sai đã tập trung mọi lực lượng điên cuồng khủng bố đàn áp những người cộng sản và cơ sở Đảng. Chúng thẳng tay tàn sát dã man những chiến sĩ cách mạng. Nhiều cơ sở Đảng bị vỡ, nhiều đảng viên ưu tú bị chúng sát hại. Ở Biên Hòa, chúng cho bọn mật thám vào các nhà máy xí nghiệp, đồn điền để truy tìm cán bộ cách mạng. Do chưa có kinh nghiệm nên hoạt động bị địch phát hiện, đến cuối tháng 10 năm 1930, các đồng chí đảng viên đều bị địch bắt. Cơ sở Đảng ở nhà máy cưa BIF bị phá vỡ.

    Phong trào cách mạng ở tỉnh cũng như trong toàn quốc lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng.

    Đến tháng 5 năm 1931, hầu hết các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú đều bị địch bắt. Xứ ủy Nam kỳ cũng tan rã.

    Từ cuối năm 1931 đến giữa năm 1933, Xứ ủy Nam kỳ lập đi lập lại nhiều lần đều bị tan vỡ. Tháng 5 năm 1933, đồng chí Trương Văn Bang (Ba Bang) tiếp tục lập Xứ uỷ và cử cán bộ về các tỉnh móc nối với các đồng chí đảng viên còn lại để khôi phục phong trào.

     

    Tại Biên Hòa, phong trào cách mạng phát triển trong những năm 1929- 1930 đã tác động, ảnh hưởng lớn trong các tầng lớp nhân dân, nhất là số thanh niên tiến bộ trong tỉnh. Nhiều người đã giác ngộ cách mạng, được kết nạp vào Đảng.Trong số đó, có anh thanh niên yêu nước Lưu Văn Viết (Tư Chà) người xã Bình Phước quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa.

    Sau một thời gian tạm lánh đi nơi khác để tránh địch khủng bố, năm 1931 đồng chí Tư Chà đã trở về Biên Hòa tiếp tục hoạt động cách mạng. Dưới lớp áo người đi bán bánh mì, đồng chí đã đi nhiều nơi trong tỉnh để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, xây dựng cơ sở, đồng chí đã giác ngộ người em trai của mình là Lưu Văn Văn (Chín Văn), làm việc trong nhà thương điên Biên Hòa kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tại Bến Cá, đồng chí đã kết nạp đồng chí Huỳnh Văn Phan (Tư Phan) vào Đảng.

    Cơ sở do đồng chí xây dựng tuy chưa nhiều và rộng nhưng đây là hạt nhân đầu tiên cho việc hình thành tổ chức Đảng ở tỉnh sau này.

    Đầu năm 1935, đồng chí Hoàng Minh Châu được Liên tỉnh ủy miền Đông cử về hoạt động ở Biên Hòa. Đồng chí đã bắt liên lạc với nhóm đồng chí Lưu Văn Viết. Trên cơ sở này, đồng chí đã vận động thành lập “Chi bộ Đảng xã Bình Phước  – Tân Triều”. Chi bộ gồm có các đồng chí Lưu Văn Viết, Lưu Văn Văn, Quách Tỷ, Quách Sanh, Trần Minh Triết, do đồng chí Hoàng Minh Châu – Bí thư và Huỳnh Văn Phan – Phó Bí thư chi bộ.

    Để mở rộng tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và xây dựng cơ sở cách mạng, chi bộ đã tổ chức “Liên đoàn học sinh” ở trường tiểu học Bình Hòa (quận Châu Thành). Thông qua hoạt động của tổ chức này, các đồng chí đã giác ngộ và kết nạp được một số thanh niên ưu tú vào Đảng trong đó có các đồng chí Phạm Văn Thuận, Huỳnh Dân Sanh vào năm 1935.

    Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản Bình Phước – Tân Triều đánh dấu một bước phát triển mới, một bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Biên Hòa.

    Đây là chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập sau chi bộ Phú Riềng  là hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng ở Biên Hòa và là nòng cốt để tổ chức Tỉnh ủy lâm thời sau này.

     Chúc bạn học tốt!!!

    cái này là mik tự làm đó nha cô mik chỉ ó

    Trả lời
  2. Ý nghĩa:Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

    Trả lời

Viết một bình luận