Trình bày sự phân hoá giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ( trình bày ngắn

Trình bày sự phân hoá giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
( trình bày ngắn gọn)

0 bình luận về “Trình bày sự phân hoá giai cấp của xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ( trình bày ngắn”

  1. – Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

    – Giai cấp nông dân:

     Bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai ngày càng gay gắt.  Là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

    – Giai cấp công nhân: phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.

    – Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.

    – Giai cấp tư sản: bị phân hóa thành hai bộ phận:

    + Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

    + Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

    Bình luận
  2. a/ giai cấp địa chủ phong kiến

    -đa phần đã đầu hàng và làm tay sai cho pháp

    -một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước

    b/giai cấp nông dân

    -có số lượng đông đảo 

    -bị áp bức bốc lột nặng nề

    -một bộ phận nhỏ bị mất ruộng đất nên họ phải vào làm việc tại các nhà máy đồn điền

    ⇒ sẵn sàng hưởng ứng tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc

    Bình luận

Viết một bình luận