trình bày su ra đoi cua nuoc viet nam dan chủ công hòa và ý nghĩa kich su

trình bày su ra đoi cua nuoc viet nam dan chủ công hòa và ý nghĩa kich su

0 bình luận về “trình bày su ra đoi cua nuoc viet nam dan chủ công hòa và ý nghĩa kich su”

  1. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây cũng là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay), với đóng góp chung của toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của của mặt trận Việt Minh. Ban đầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Pháp công nhận (trong hiệp ước năm 1946 – như một nước tự do thuộc Liên hiệp Pháp) và được các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cũng như các nước khác công nhận sau này, khởi đầu bởi Trung Quốc và Liên Xô vào năm 1950. Thủ đô kháng chiến đặt ở Việt Bắc.

    Năm 1954 sau khi quân viễn chinh Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ, Pháp phải chính thức công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

    Ý nghĩa lớn nhất bao trùm việc Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được hưởng mùi vì của dân chủ.

    Bạn tham khảo nhé ❤️ 

    Vote hoặc chọn câu trả lời hay nhất nếu bạn thấy đáp án hay nhé ❤️❤️

    Bình luận
  2. Tháng 8/1945, phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng minh, quân đội và chính quyền tay sai rơi vào trạng thái hoang mang, tê liệt. Chớp thời cơ “ngàn năm có một”, Trung ương Đảng kịp thời hạ quyết tâm phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi cả nước theo tinh thần: dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập.
    Nghe theo hiệu lệnh, cả dân tộc vùng lên như “bão táp”. Chỉ trong vòng 15 ngày, từ 14 – 28/8, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước thực sự thuộc về tay nhân dân.
    Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

       +Ý nghĩa:  Từ đây, một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc mở ra: kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra trang sử mới- trang sử  độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 

    Bình luận

Viết một bình luận