Trình bày tất cả các diễn biến ở các trận đánh của quân Mông Cổ và cho biết địa danh những nơi đó
0 bình luận về “Trình bày tất cả các diễn biến ở các trận đánh của quân Mông Cổ và cho biết địa danh những nơi đó”
Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần thứ nhất hay Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất là cách người Việt Nam gọi cuộc chiến đấu của quân dân Đại Việt chống lại quân đội của đế quốc Mông Cổ do Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Thai) chỉ huy vào trong khoảng thời gian nửa tháng cuối tháng 1 năm 1258 (hay năm Nguyên Phong[1] thứ 7). Cuộc chiến mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ Nguyên, sau đó là trận ở Phù Lỗ, dù thắng nhưng quân đội của Ngột Lương Hợp Thai không đánh bại được đạo quân chủ lực của nhà Trần. Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành của Đại Việt trong 9 ngày. Quân đội nhà Trần đã đại phá quân Nguyên trong trận Đông Bộ Đầu[2] khiến cho đội quân này phải chạy về phía Bắc, sau đó còn phải hứng chịu một cuộc tập kích khác của thủ lĩnh miền núi – Hà Bổng. Cuộc chiến này đã kết thúc với chiến thắng của nước Đại Việt, ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến đấu chống quân đội Mông Cổ.
ội quân của Ngột Lương Hợp Thai sau khi chiếm được Đại Lý, rồi đóng binh ở phía Bắc Đại Việt, sai hai sứ giả đến dụ hàng Đại Việt. Nhà Trần đã nhốt hai viên sứ giả vào ngục và trói bằng dây tre. Theo Nguyên sử: Ngột Lương Hợp Thai không thấy tin tức hai viên sứ giả này, bèn sai tướng là Triệt Triệt Đô cùng đem 2 000 người,[8]chia đường tiến binh tấn công Đại Việt. Tháng 8 năm 1257, chủ trại Quy Hóa[9]là Hà Khuất báo tin có sứ Nguyên sang. Vua Trần không nghe lời dụ hàng, xuống chiếu ra lệnh đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế củaTrần Quốc Tuấnvà truyền cả nước sắm sửa vũ khí.[10]
Trận Bình Lệ Nguyên[sửa|sửa mã nguồn]
Ngột Lương Hợp Thai chia quân làm hai cánh, một cánh do mình chỉ huy và cánh quân còn lại do Triệt Triệt Đô chỉ huy, chia đường tiến xuống sông Thao ở vùng Kinh Bắc, Đại Việt. Viên tướng này dùng con trai là A Truật sang giúp và dòm ngó tình hình. Nhà Trần bày nhiều lớp phòng thủ, A Truật trở về báo, liền tiến quân đi gấp, sai Triệt Triệt Đô làm tiên phong, A Truật ở sau làm điện, đến tháng 12, 1257, hai đạo quân hợp lại với nhau. Đến tháng 12, 1257, quân đội Mông Cổ xâm lấn đồng Bình Lệ, vua Trần Thái Tông tự mình dẫn theo sáu đạo cấm quân (Thiên Thuộc, Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần), cộng thêm sương quân ở các địa phương gần kinh thành để chống lại.[11]
Quân Mông Cổ giáp trận quân Đại Việt do đích thânTrần Thái Tông(Trần Cảnh) ngự giá thân chinh chỉ huy tại Bình Lệ Nguyên (nay là huyệnBình Xuyêntỉnh Vĩnh Phúc). Đó là ngày17 tháng 1năm1258.[12]
Quân độinhà Trầnbày tượng binh, kỵ binh và bộ binh bên bờsông Hồngđợi giặc, tượng binh dàn hàng ngang tại tiền quân che chắn cho lớp bộ binh, kỵ binh phía sau. Quân Mông Cổ chia làm ba đội để sang sông, Triệt Triệt Đô dẫn 5.000 quân làm quân tiên phong, Ngột Lương Hợp Thai cầm đại quân đi giữa, phò mã Hoài Đô và A Truật giữ hậu quân. Đội chủ lực của Ngột Lương Hợp Thai lấy những hàng binh Đại Lý dàn ở các hàng phía trước để làm bia đỡ hứng chịu thương vong, kỵ binh Mông Cổ đi phía sau để hỗ trợ và tung đòn quyết định. Ngột Lương Hợp Thai dặn Quỳ Thủ Soạn và viên tiên phong là Triệt Triệt Đô:[13]
“…”quân ngươi qua sông đừng đánh. Chúng nó tất đến chống ta, phò mã sẽ theo sau mà chặn phía sau nó:Ngươi lừa cướp lấy thuyền để nếu quân Nam tan vỡ thì đến sông không có thuyền, tất bị ta bắt được.“”
Nhưng Triệt Triệt Đô vừa qua sông đã ập lại đánh ngay. Trần Thái Tông tự làm tướng, đốc chiến đi trước xông pha tên đạn, sai tượng binh tiến ra giao chiến. Con Hợp Thai là A Truật (18 tuổi) ra lệnh cho kỵ binh bắn tên vào mắt voi, khiến voi đau và hoảng sợ, quay lại dày xéo đội hình quân Trần. Quân Trần nao núng, Trần Thái Tông ngoảnh trông hai bên, chỉ có tướng Lê Tần cưỡi ngựa một mình ra vào trận, sắc mặt không thay đổi. Lúc ấy, có người khuyên vua Trần dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Lê Trần cố sức can vua:“Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!”. Bấy giờ, vua Trần mới lui quân đóng ở sông Lô, Lê Tần giữ phía sau. Quân Nguyên bắn loạn xạ, Lê Tần lấy ván thuyền che cho vua Trần khỏi trúng tên giặc. Thế quân Nguyên rất mạnh, do không chiếm được thuyền của Đại Việt, vua Trần vẫn bảo tồn được lực lượng và lui về giữ sông Thiên Mạc.[11]
Quân Trần thất lợi nhưng chủ động rút lui.Trần Thái Tôngvà tướngLê Tầnlui tới sách Cụ Bản, gặp tướngPhạm Cự Chíchđem viện binh tới cứu. Quân Mông Cổ giết được Phạm Cự Chích, nhưng vua Trần đã chạy thoát ra bến Lãnh Mỹ, rồi xuôi thuyền về Phù Lỗ. Không bắt được bộ chỉ huy nhà Trần, Ngột Lương Hợp Thai nổi giận. Triệt Triệt Đô uống thuốc độc tự sát do không nghe lệnh, để vua Trần chạy thoát.[11][14]
Quân Trần rút lui[sửa|sửa mã nguồn]
Khi vua Thái Tông triệt binh vềsông Thiên Mạc, Lê Tần đã thảo luận với ông về những chuyện cơ mật, không mấy người biết tới. Khi ấy, Thái Tông cũng ngự thuyền nhỏ tới thuyền của em làThái úyTrần Nhật Hiệuđể hỏi ý Nhật Hiệu về kiến về kế sách giữ nước. Nhật Hiệu ngồi dựa vào mạn thuyền, không thể nào đứng lên được và đưa ngón tay xuống chấm nước rồi ghi hai chữ “nhập Tống” trên mạn thuyền (tức là nên chạy sang lánh ở đấtNam Tống).[15]Thái Tông bèn hỏi về tình hình của quân Tinh Cương[16]dưới quyền Nhật Hiệu, thì Nhật Hiệu đáp lại:“Không gọi được chúng đến“. Thế rồi, nhà vua lại ngự thuyền đến chỗThái sưTrần Thủ Độ. Khi nghe câu hỏi của nhà vua, Thủ Độ tâu:[2]
“Đầu thần chưa rơi xuống đất,Bệ hạđừng lo gì khác.”— Trần Thủ Độ
Ngay ngày hôm sau, ngày18 tháng 1năm1258, hai bên chạm trán một lần nữa tại Phù Lỗ, vua Trần đã chặt cầu Phù Lỗ từ trước. Hai bên đối mặt nhau qua một con sông (sông Cà Lồ) mà bày trận, quân Mông Cổ vẫn là người qua sông phá trận. Quân Nguyên muốn qua sông nhưng chưa dò được nông sâu, bèn men theo bờ sông bắn tên xuống nước, nghiệm chỗ nào tên bắn xuống mà không nổi lên tức là cạn, rồi dùng kị binh băng qua sông. Quân Trần vẫn tiếp tục thất lợi, nhưng một lần nữa họ lại chủ động rút lui. Sau đó, quân Trần lại chủ động rút khỏiThăng Long.[11]
Quân Nguyên chiếm được kinh đô Đại Việt chỉ sau một trận đánh. Nguyên sử chép:Ngột Lương Hợp Thai cũng phá quân bộ, lại cùng A Thuật hội đánh, đại phá chúng, rồi vào nước này. Nhật Quýnh (chỉ vua Trần) trốn chạy ra hải đảo. Bắt gặp sứ giả ngày trước ở trong ngục, bị dây tre trói lằn vào da thịt, lúc cởi trói ra, một sứ giả chết, do đó làm cỏ thành này.[11]
Quân Trần phản công[sửa|sửa mã nguồn]Sa đồ trận Quy Hóa năm 1257 nơi Hà Bổng chỉ huy tập kích quân Nguyên Mông
Chiếm được kinh đô chỉ sau hai trận đánh, nhưng kho tàng trống rỗng là vấn đề lớn đối với đội quân Mông Cổ. Những cuộc cướp bóc để kiếm lương ở vùng ngoại vi và phụ cận không có nhiều kết quả, quân Mông Cổ lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực.
Nửa đêm ngày28 tháng 1năm1258, từ nơi trú quân làHoàng Giang,[17]Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngự lâu thuyền[2]ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ.[18]Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tạiĐông Bộ Đầu,[19]quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng vềVân Nam.
Như khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn. Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả dự tính của nhà Trần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đón đánh. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùngLào Cai,Yên Bái), quân Mông bị chủ trại làHà Bổng– một thổ quanngười Tày– tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng có những người Thái chạy từ nướcĐại Lývừa bị Mông Cổ diệt sang theo Đại Việt, muốn trả thù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quân Mông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ít người nên thiệt hại của quân Mông Cổ không lớn.[20]Trên đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ cố rút nhanh và không cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là “giặc Bụt”.[21]
Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần thứ nhất hay Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất là cách người Việt Nam gọi cuộc chiến đấu của quân dân Đại Việt chống lại quân đội của đế quốc Mông Cổ do Uriyangqatai (Ngột Lương Hợp Thai) chỉ huy vào trong khoảng thời gian nửa tháng cuối tháng 1 năm 1258 (hay năm Nguyên Phong[1] thứ 7). Cuộc chiến mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ Nguyên, sau đó là trận ở Phù Lỗ, dù thắng nhưng quân đội của Ngột Lương Hợp Thai không đánh bại được đạo quân chủ lực của nhà Trần. Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành của Đại Việt trong 9 ngày. Quân đội nhà Trần đã đại phá quân Nguyên trong trận Đông Bộ Đầu[2] khiến cho đội quân này phải chạy về phía Bắc, sau đó còn phải hứng chịu một cuộc tập kích khác của thủ lĩnh miền núi – Hà Bổng. Cuộc chiến này đã kết thúc với chiến thắng của nước Đại Việt, ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến đấu chống quân đội Mông Cổ.
ội quân của Ngột Lương Hợp Thai sau khi chiếm được Đại Lý, rồi đóng binh ở phía Bắc Đại Việt, sai hai sứ giả đến dụ hàng Đại Việt. Nhà Trần đã nhốt hai viên sứ giả vào ngục và trói bằng dây tre. Theo Nguyên sử: Ngột Lương Hợp Thai không thấy tin tức hai viên sứ giả này, bèn sai tướng là Triệt Triệt Đô cùng đem 2 000 người,[8] chia đường tiến binh tấn công Đại Việt. Tháng 8 năm 1257, chủ trại Quy Hóa[9] là Hà Khuất báo tin có sứ Nguyên sang. Vua Trần không nghe lời dụ hàng, xuống chiếu ra lệnh đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn và truyền cả nước sắm sửa vũ khí.[10]
Trận Bình Lệ Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]
Ngột Lương Hợp Thai chia quân làm hai cánh, một cánh do mình chỉ huy và cánh quân còn lại do Triệt Triệt Đô chỉ huy, chia đường tiến xuống sông Thao ở vùng Kinh Bắc, Đại Việt. Viên tướng này dùng con trai là A Truật sang giúp và dòm ngó tình hình. Nhà Trần bày nhiều lớp phòng thủ, A Truật trở về báo, liền tiến quân đi gấp, sai Triệt Triệt Đô làm tiên phong, A Truật ở sau làm điện, đến tháng 12, 1257, hai đạo quân hợp lại với nhau. Đến tháng 12, 1257, quân đội Mông Cổ xâm lấn đồng Bình Lệ, vua Trần Thái Tông tự mình dẫn theo sáu đạo cấm quân (Thiên Thuộc, Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần), cộng thêm sương quân ở các địa phương gần kinh thành để chống lại.[11]
Quân Mông Cổ giáp trận quân Đại Việt do đích thân Trần Thái Tông (Trần Cảnh) ngự giá thân chinh chỉ huy tại Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc). Đó là ngày 17 tháng 1 năm 1258.[12]
Quân đội nhà Trần bày tượng binh, kỵ binh và bộ binh bên bờ sông Hồng đợi giặc, tượng binh dàn hàng ngang tại tiền quân che chắn cho lớp bộ binh, kỵ binh phía sau. Quân Mông Cổ chia làm ba đội để sang sông, Triệt Triệt Đô dẫn 5.000 quân làm quân tiên phong, Ngột Lương Hợp Thai cầm đại quân đi giữa, phò mã Hoài Đô và A Truật giữ hậu quân. Đội chủ lực của Ngột Lương Hợp Thai lấy những hàng binh Đại Lý dàn ở các hàng phía trước để làm bia đỡ hứng chịu thương vong, kỵ binh Mông Cổ đi phía sau để hỗ trợ và tung đòn quyết định. Ngột Lương Hợp Thai dặn Quỳ Thủ Soạn và viên tiên phong là Triệt Triệt Đô:[13]
“…”quân ngươi qua sông đừng đánh. Chúng nó tất đến chống ta, phò mã sẽ theo sau mà chặn phía sau nó:Ngươi lừa cướp lấy thuyền để nếu quân Nam tan vỡ thì đến sông không có thuyền, tất bị ta bắt được.“”
Nhưng Triệt Triệt Đô vừa qua sông đã ập lại đánh ngay. Trần Thái Tông tự làm tướng, đốc chiến đi trước xông pha tên đạn, sai tượng binh tiến ra giao chiến. Con Hợp Thai là A Truật (18 tuổi) ra lệnh cho kỵ binh bắn tên vào mắt voi, khiến voi đau và hoảng sợ, quay lại dày xéo đội hình quân Trần. Quân Trần nao núng, Trần Thái Tông ngoảnh trông hai bên, chỉ có tướng Lê Tần cưỡi ngựa một mình ra vào trận, sắc mặt không thay đổi. Lúc ấy, có người khuyên vua Trần dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Lê Trần cố sức can vua: “Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!”. Bấy giờ, vua Trần mới lui quân đóng ở sông Lô, Lê Tần giữ phía sau. Quân Nguyên bắn loạn xạ, Lê Tần lấy ván thuyền che cho vua Trần khỏi trúng tên giặc. Thế quân Nguyên rất mạnh, do không chiếm được thuyền của Đại Việt, vua Trần vẫn bảo tồn được lực lượng và lui về giữ sông Thiên Mạc.[11]
Quân Trần thất lợi nhưng chủ động rút lui. Trần Thái Tông và tướng Lê Tần lui tới sách Cụ Bản, gặp tướng Phạm Cự Chích đem viện binh tới cứu. Quân Mông Cổ giết được Phạm Cự Chích, nhưng vua Trần đã chạy thoát ra bến Lãnh Mỹ, rồi xuôi thuyền về Phù Lỗ. Không bắt được bộ chỉ huy nhà Trần, Ngột Lương Hợp Thai nổi giận. Triệt Triệt Đô uống thuốc độc tự sát do không nghe lệnh, để vua Trần chạy thoát.[11][14]
Quân Trần rút lui[sửa | sửa mã nguồn]
Khi vua Thái Tông triệt binh về sông Thiên Mạc, Lê Tần đã thảo luận với ông về những chuyện cơ mật, không mấy người biết tới. Khi ấy, Thái Tông cũng ngự thuyền nhỏ tới thuyền của em là Thái úy Trần Nhật Hiệu để hỏi ý Nhật Hiệu về kiến về kế sách giữ nước. Nhật Hiệu ngồi dựa vào mạn thuyền, không thể nào đứng lên được và đưa ngón tay xuống chấm nước rồi ghi hai chữ “nhập Tống” trên mạn thuyền (tức là nên chạy sang lánh ở đất Nam Tống).[15] Thái Tông bèn hỏi về tình hình của quân Tinh Cương[16] dưới quyền Nhật Hiệu, thì Nhật Hiệu đáp lại: “Không gọi được chúng đến“. Thế rồi, nhà vua lại ngự thuyền đến chỗ Thái sư Trần Thủ Độ. Khi nghe câu hỏi của nhà vua, Thủ Độ tâu:[2]
“Đầu thần chưa rơi xuống đất, Bệ hạ đừng lo gì khác.”— Trần Thủ Độ
Ngay ngày hôm sau, ngày 18 tháng 1 năm 1258, hai bên chạm trán một lần nữa tại Phù Lỗ, vua Trần đã chặt cầu Phù Lỗ từ trước. Hai bên đối mặt nhau qua một con sông (sông Cà Lồ) mà bày trận, quân Mông Cổ vẫn là người qua sông phá trận. Quân Nguyên muốn qua sông nhưng chưa dò được nông sâu, bèn men theo bờ sông bắn tên xuống nước, nghiệm chỗ nào tên bắn xuống mà không nổi lên tức là cạn, rồi dùng kị binh băng qua sông. Quân Trần vẫn tiếp tục thất lợi, nhưng một lần nữa họ lại chủ động rút lui. Sau đó, quân Trần lại chủ động rút khỏi Thăng Long.[11]
Quân Nguyên chiếm được kinh đô Đại Việt chỉ sau một trận đánh. Nguyên sử chép: Ngột Lương Hợp Thai cũng phá quân bộ, lại cùng A Thuật hội đánh, đại phá chúng, rồi vào nước này. Nhật Quýnh (chỉ vua Trần) trốn chạy ra hải đảo. Bắt gặp sứ giả ngày trước ở trong ngục, bị dây tre trói lằn vào da thịt, lúc cởi trói ra, một sứ giả chết, do đó làm cỏ thành này.[11]
Quân Trần phản công[sửa | sửa mã nguồn]Sa đồ trận Quy Hóa năm 1257 nơi Hà Bổng chỉ huy tập kích quân Nguyên Mông
Chiếm được kinh đô chỉ sau hai trận đánh, nhưng kho tàng trống rỗng là vấn đề lớn đối với đội quân Mông Cổ. Những cuộc cướp bóc để kiếm lương ở vùng ngoại vi và phụ cận không có nhiều kết quả, quân Mông Cổ lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực.
Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang,[17] Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngự lâu thuyền[2] ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ.[18] Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu,[19] quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
Như khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn. Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả dự tính của nhà Trần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đón đánh. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái), quân Mông bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan người Tày – tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng có những người Thái chạy từ nước Đại Lý vừa bị Mông Cổ diệt sang theo Đại Việt, muốn trả thù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quân Mông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ít người nên thiệt hại của quân Mông Cổ không lớn.[20] Trên đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ cố rút nhanh và không cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là “giặc Bụt”.[21]