trình báy tất cả các kiến thức em đã học về cuộc khởi nghĩa yên thế

trình báy tất cả các kiến thức em đã học về cuộc khởi nghĩa yên thế

0 bình luận về “trình báy tất cả các kiến thức em đã học về cuộc khởi nghĩa yên thế”

  1. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất trong lịch sử đấu tranh chống Pháp của dân tộc Việt-Nam. Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu những nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

    Theo sử sách ghi chép lại, Hoàng Hoa Thám thuở nhỏ tên là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau này di cư lên vùng Yên Thế. Năm 26 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Vàng; năm 34 tuổi lại gia nhập cuộc khởi nghĩa Đại Trận, và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (11/1873) Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (4/1884), ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng. Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh “Hùm xám Yên Thế”.

    Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu lịch sử, cuộc khởi nghĩa Yên Thế xem là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất trong lịch sử dân tộc ta chống thực dân Pháp, kéo dài gần 30 năm từ năm 1884 đến năm 1913, làm cho thực dân Pháp bao phen kinh hồn bạt vía.

    Có thể nói, bản lĩnh, tinh thần và lòng yêu nước của anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã khắc sâu trong lịch sử và tâm trí của nhiều thế hệ người dân Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành bản hùng ca bất diệt của dân tộc.

    1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

    Để mở rộng phạm vi chiếm đóng, Pháp cướp đất của người nông dân ở Yên Thế làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông.

    Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

    => Với tinh thần yêu nước và để bảo vệ cuộc sống, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.

    2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế

    Diễn biến, gồm ba giai đoạn

    Giai đoạn I: 1884 – 1892

    + Khởi nghĩa do Đề Nắm chỉ huy, lúc này nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

    + Tháng 4 – 1892 cuộc khởi nghĩa do Đề Thám chỉ huy

    Giai đoạn II (1893- 1908): nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

    + Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

    Lần giảng hòa thứ nhất: sau khi bắt được tên điền chủ người Pháp – Sét-nay. Đề Thám đã thỏa thuận với Pháp, nghĩa quân đã thả tên điền chủ, trong khi đó Đề Thám phải được cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

    Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12- 1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, tích lũy lương thực, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

    + Giai đoạn III: 1909 – 1913

    Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp đã dần hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính. Vì vậy, Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

    Sau nhiều trận càn quét của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

    – Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

    3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế

    Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.

    Bị Pháp và phong kiến đàn áp.

    Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

    4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế

    + Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

    + Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

    + Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

    Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn :

    – Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam

    – Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

    5. Hỏi đáp về Khởi nghĩa Yên Thế

    Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

    A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
    B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
    C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
    D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

    Giải thích: Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.

    ⇒ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân

    Bình luận
  2. . Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

    Để mở rộng phạm vi chiếm đóng, Pháp cướp đất của người nông dân ở Yên Thế làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông.

    Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

    => Với tinh thần yêu nước và để bảo vệ cuộc sống, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.

    Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế

    Diễn biến, gồm ba giai đoạn

    Giai đoạn I: 1884 – 1892

    + Khởi nghĩa do Đề Nắm chỉ huy, lúc này nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

    + Tháng 4 – 1892 cuộc khởi nghĩa do Đề Thám chỉ huy

    Giai đoạn II (1893- 1908): nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

    + Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

    Lần giảng hòa thứ nhất: sau khi bắt được tên điền chủ người Pháp – Sét-nay. Đề Thám đã thỏa thuận với Pháp, nghĩa quân đã thả tên điền chủ, trong khi đó Đề Thám phải được cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.

    Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12- 1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, tích lũy lương thực, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

    + Giai đoạn III: 1909 – 1913

    Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp đã dần hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính. Vì vậy, Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

    Sau nhiều trận càn quét của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

    – Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

    Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế

    Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.

    Bị Pháp và phong kiến đàn áp.

    Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

    Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế

    + Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

    + Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

    + Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

    Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn 

    – Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam

    – Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

    khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân

    Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.

    ⇒ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân .

    Bình luận

Viết một bình luận