Trình bày theo cách diễn dịch cho đề bài là chị dậu một người phụ nữ có sức sống tiềm tàng và mạnh mẽ
0 bình luận về “Trình bày theo cách diễn dịch cho đề bài là chị dậu một người phụ nữ có sức sống tiềm tàng và mạnh mẽ”
Nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là hình tượng điển hình bất hủ của văn học Việt Nam, là hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, với những phẩm chất cao đẹp.
Chị Dậu là một nhân vật có tính cách, một tính cách điển hình. Nét nổi bật trong tính cách của chị là sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Để nhân vật có thể bộc lộ đầy đủ tính cách của mình, Ngô Tất Tố đặt chị vào trong một tình huống điển hình : một mình chị, với sức vóc của một người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của một kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó lại với hai tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị, có trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, được nhà nước bảo hộ, đang thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu.
Trong đoạn trích, bọn tay sai sầm sập tiến vào giữa lúc anh Dậu vừa mới tỉnh lại, chị Dậu đang hồi hộp chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Anh Dậu vì quá ốm yếu và khiếp đảm đã lăn đùng ra không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác nhân. Có thể nói, lúc này, tính mạng của anh Dậu phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu.
Ban đầu, chị cố tha thiết van xin. Vì sao chị phải van xin? Chị quá nhu nhược yếu đuối hay quá hèn nhát? Không! Chị Dậu không nhu nhược yếu đuối, cũng không hèn nhát! Nhưng, là người thông minh, chị hiểu rõ tình thế của chồng mình. Dù sao anh Dậu cũng bị coi là kẻ… có tội (tội trốn sưu của nhà nước). Còn bọn tay sai hung hãn kia, đang nhân danh phép nước, người nhà nước để thi hành công vụ của nhà nước! Hơn nữa, chị Dậu ý thức được rất rõ thân phận thấp cổ, bé họng của mình, lại vốn là người có bản tính hiền lành, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi lòng từ tâm và lương tri của ông cai.
Tất cả những lời van xin tha thiết, vừa có tình, vừa có lí của chị cũng chẳng có kết quả gì. Ngược lại, chị được đáp trả lại bằng những lời chửi rủa tục tĩu, bằng những quả bịch vào ngực, bằng hành động nhảy xổ vào chỗ anh Dậu của tên cai trị.
Con giun xèo mãi cũng quằn y tức nước thì phải vỡ bờ, đến lúc này, chị Dậu không thể chịu đựng hơn được nữa! Sức sống tiềm tàng trong người chị trỗi dậy, chị bất chấp tất cả, liều mạng cự lại.
Trước hết, chị cự lại bằng lí lẽ. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Một lí lẽ thật cứng cỏi và cũng thật sắc sảo! Chị không cần việc đến pháp luật (Vì làm gì có pháp luật và công lí cho người nghèo? Chúng lại đang thi hành phép nước kia mà!), chị đem đạo lí tối thiểu của con người ra để đấu với chúng. Như vậy, chị Dậu dã nhân danh con người để chống lại cái ác! Một chân lí thật đẹp mà bọn mặt người dạ thú kia không thể có.
Nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là hình tượng điển hình bất hủ của văn học Việt Nam, là hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, với những phẩm chất cao đẹp.
Chị Dậu là một nhân vật có tính cách, một tính cách điển hình. Nét nổi bật trong tính cách của chị là sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Để nhân vật có thể bộc lộ đầy đủ tính cách của mình, Ngô Tất Tố đặt chị vào trong một tình huống điển hình : một mình chị, với sức vóc của một người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của một kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó lại với hai tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị, có trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, được nhà nước bảo hộ, đang thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu.
Trong đoạn trích, bọn tay sai sầm sập tiến vào giữa lúc anh Dậu vừa mới tỉnh lại, chị Dậu đang hồi hộp chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Anh Dậu vì quá ốm yếu và khiếp đảm đã lăn đùng ra không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác nhân. Có thể nói, lúc này, tính mạng của anh Dậu phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu.
Ban đầu, chị cố tha thiết van xin. Vì sao chị phải van xin? Chị quá nhu nhược yếu đuối hay quá hèn nhát? Không! Chị Dậu không nhu nhược yếu đuối, cũng không hèn nhát! Nhưng, là người thông minh, chị hiểu rõ tình thế của chồng mình. Dù sao anh Dậu cũng bị coi là kẻ… có tội (tội trốn sưu của nhà nước). Còn bọn tay sai hung hãn kia, đang nhân danh phép nước, người nhà nước để thi hành công vụ của nhà nước! Hơn nữa, chị Dậu ý thức được rất rõ thân phận thấp cổ, bé họng của mình, lại vốn là người có bản tính hiền lành, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi lòng từ tâm và lương tri của ông cai.
Tất cả những lời van xin tha thiết, vừa có tình, vừa có lí của chị cũng chẳng có kết quả gì. Ngược lại, chị được đáp trả lại bằng những lời chửi rủa tục tĩu, bằng những quả bịch vào ngực, bằng hành động nhảy xổ vào chỗ anh Dậu của tên cai trị.
Con giun xèo mãi cũng quằn y tức nước thì phải vỡ bờ, đến lúc này, chị Dậu không thể chịu đựng hơn được nữa! Sức sống tiềm tàng trong người chị trỗi dậy, chị bất chấp tất cả, liều mạng cự lại.
Trước hết, chị cự lại bằng lí lẽ. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Một lí lẽ thật cứng cỏi và cũng thật sắc sảo! Chị không cần việc đến pháp luật (Vì làm gì có pháp luật và công lí cho người nghèo? Chúng lại đang thi hành phép nước kia mà!), chị đem đạo lí tối thiểu của con người ra để đấu với chúng. Như vậy, chị Dậu dã nhân danh con người để chống lại cái ác! Một chân lí thật đẹp mà bọn mặt người dạ thú kia không thể có.
Bạn tham khảo nhé!