Trình bày tổng lược sự phát triển của giáo dục Việt Nam từ thế kỉ X- XV
0 bình luận về “Trình bày tổng lược sự phát triển của giáo dục Việt Nam từ thế kỉ X- XV”
* Thời Đinh, Tiền Lê:
– Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.
– Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.
* Thời Lý, Trần, Hồ:
– Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.
– Nhà Lý:
+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.
+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.
+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.
– Nhà Trần:
+ Giáo dục ngày càng mở rộng.
+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
– Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.
* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497).
– Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.
– Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.
– Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.
– Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.
=> Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.
* Thời Đinh, Tiền Lê:
– Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.
– Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.
* Thời Lý, Trần, Hồ:
– Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.
– Nhà Lý:
+ Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.
+ Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.
+ Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.
– Nhà Trần:
+ Giáo dục ngày càng mở rộng.
+ Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).
– Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.
* Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497).
– Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.
– Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.
– Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.
– Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.
=> Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.