Trộn 200 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 10oC với 300 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 50oC. Tính khối lượng tinh thể hidrat hóa CuSO4.10H2O tách ra khi đưa hỗn hợp này về nhiệt độ 30oC biết `S^(10oC)_(CuSO_4)=14,878 ; S^(30oC)_(CuSO_4)=20,48;S^(50oC)_(CuSO_4)=44,6`
Đáp án:
\( {m_{CuS{O_4}.10{H_2}O}} = 111,23244{\text{ gam}}\)
Giải thích các bước giải:
Ở 10 độ \(C\) thì 14,878 gam \(CuSO_4\) tan trong 100 gam nước tạo 114,878 gam dung dịch bão hòa.
Vậy 200 gam dung dịch \(CuSO_4\) bão hòa ở nhiệt độ này chứa
\({m_{CuS{O_4}}} = \frac{{200}}{{114,878}}.14,878 = 25,9{\text{ gam}}\)
Ở 50 độ \(C\) thì 44,6 gam \(CuSO_4\) tan trong 100 gam nước tạo 144,6 gam dung dịch bào hòa.
Suy ra 300 gam dung dịch \(CuSO_4\) bão hòa ở nhiệt độ này chứa
\({m_{CuS{O_4}}} = 44,6.\frac{{300}}{{144,6}} = 92,53{\text{ gam}}\)
Hòa 2 dung dịch này với nhau được dung dịch có
\({m_{dd}} = 200 + 300 = 500{\text{ }}gam;{m_{CuS{O_4}}} = 25,9 + 92,53 = 118,43{\text{ gam}}\)
Gọi số mol \(CuSO_4.10H_2O\) tách ra (công thức muối hơi lạ) khi hạ nhiệt độ là \(x\) mol.
\( \to {m_{dd}} = 500 – x.(160 + 18.10) = 500 – 340x{\text{ gam}}\)
\( \to {m_{CuS{O_4}}} = 118,43 – 160x{\text{ gam}}\)
Ở 30 độ \(C\) thì 20,48 gam \(CuSO_4\) tan trong 100 gam nước tạo 120,48 gam dung dịch bão hòa.
\( \to \frac{{118,43 – 160x}}{{500 – 340x}} = \frac{{20,48}}{{120,48}} \to x = 0,327154\)
\( \to {m_{CuS{O_4}.10{H_2}O}} = 340x = 111,23244{\text{ gam}}\)