Trong 2 hội nghị 11-1939, hội nghị 8(5-1941) hội nghị nào khắc phục bản luận cương

Trong 2 hội nghị 11-1939, hội nghị 8(5-1941) hội nghị nào khắc phục bản luận cương

0 bình luận về “Trong 2 hội nghị 11-1939, hội nghị 8(5-1941) hội nghị nào khắc phục bản luận cương”

  1. Hội nghị lần thứ VIII ban chấp hành trung ương đảng

    Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài trở về Cao Bằng. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay vào xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức quần chúng, tiến hành chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 5/1941, với tư cách là đại biểu của Quốc tế cộng sản, Nguyến Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941) tại Pắc Bó (Hà Quảng- Cao Bằng).

    Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên cùng các đại biểu của Xứ ủy Trung Kỳ, Bắc Kỳ và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoài. Hội nghị đã tiến hành phân tích một cách sâu sắc tình hình trong nước và thế giới, và nhận định: chiến tranh thế giới đang lan rộng, phát xít Đức đang ráo riết chuẩn bị đánh Liên Xô, phát xít Nhật sắp gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Chiến tranh sẽ làm các nước đế quốc suy yếu, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển một cách nhanh chóng: “ Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”. Tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh các nghị quyết của Trung ương tháng 11/1939 và tháng 11/1940, Hội nghị đã cụ thể hóa chủ trương chuyển hướng trong chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc thành nhiệm vụ trung tâm và cao hơn hết thảy. Trong Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ: cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp: dân tộc giải phóng. Do vậy, chính sách mới của Đảng là phải đặt quyền lợi của bộ phận, của giai cấp dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc; quyền lợi của nông dân, thợ thuyền phải đặt dưới quyền lợi giải phóng, độc lập của toàn dân. Hội nghị đã khẳng định: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang”. Đây chính là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện thời. Dự kiến hình thức khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

    Sau khi đề ra phương hướng, chủ trương mới về tính chất, quy mô rộng mở của Mặt trận, Hội nghị lần này đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi tổ chức và phương thức vận động của Mặt trận. Nghị quyết chỉ rõ: phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc trong lòng dân. Chính vì vậy, mặt trận hiệu triệu của Đảng ta cần phải thay đổi. Lúc này, tên gọi Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương cần phải đổi sang tên gọi khác có tính chất dân tộc hơn, tạo nên một mãnh lực dễ hiệu triệu hơn và có thể thực hiện được trong tình thế hiện tại. Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã nhất trí quyết định lập Mặt trận có tên gọi: Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã kiện toàn ban lãnh đạo của Đảng., cử ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Đ/c Trường Chinh làm Tổng Bí thư; Ban Thường vụ gồm các đ/c Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt. Chế độ làm việc của Ban Chấp hành Trung ương theo nguyên tắc: nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nhất trí, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phê bình và tự phê bình.

    Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, cùng với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh, đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược của Đảng, trực tiếp góp phần vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

    Bình luận

Viết một bình luận