trong bài cảnh ngày xuân bốn câu thơ đầu được tác giả gợi tả ngày xuân bằng những hình ảnh chi tiết nào? Em ấn tượng chi tiết nào nhất,vì sao? Tìm nhữ

trong bài cảnh ngày xuân bốn câu thơ đầu được tác giả gợi tả ngày xuân bằng những hình ảnh chi tiết nào?
Em ấn tượng chi tiết nào nhất,vì sao?
Tìm những lễ hội được nêu trong 8 câu thơ tiếp theo?
tìm các từ láy và từ ghép trong 8 câu thơ đó?
Em nhận xét gì về 6 câu thơ cuối(bút pháp tả cảnh ngụ tình)
BÀI MÃ GIÁM SINH MUA THÚY KIỀU
câu 1) tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình và tính cách của Mã Giám Sinh ?
2)Tâm trạng của Thúy Kiều trong cuộc mua bán này ra sao?
3) qua đoạn trích trên em cảm nhận gì về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du?
Bài THÚY KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
câu 1) Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào?
2)Trước thái độ của Kiều Hoạn thư xử trí ra sao?
3) Qua lời đối đáp của Hoạn Thư em có nhận xét gì về nhân vật này?
4)Vì sao Kiều tha bổng cho Hoạn Thư?
5)Việc làm ấy có hợp lý không?Vì sao?
6)Nhận xét về ngôn ngữ của Nguyễn Du đã sử dụng trong đoạn trích đó?

0 bình luận về “trong bài cảnh ngày xuân bốn câu thơ đầu được tác giả gợi tả ngày xuân bằng những hình ảnh chi tiết nào? Em ấn tượng chi tiết nào nhất,vì sao? Tìm nhữ”

  1.            Bài Cảnh Ngày Xuân

    – Hai câu thơ đầu vừa gợi tả thời gian, vừa gợi tả ko gian mùa xuân:

    + Câu thơ thứ nhất”Ngày xuân con én đưa thoi” vừa tả ko gian: ngày xuân, chim én bay đi bay lại, chao liệng như thoi đưa; vừa gợi thời gian: ngày xuân trôi nhanh quá, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời.

    + Câu thơ thứ hai”Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” vừa gợi thời gian: chín chục ngày xuân mà nay đã ngoài sau mươi ngày; vừa gợi không gian: ngày xuân với ánh sáng đẹp, trong lành.

    – Hai câu thơ là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân với 2 sắc màu xanh và trắng: 

    + Chữ “tận” mở ra một ko gian bát ngát, thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân.

    + Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa Lê trắng. Ko gian như thoáng đạt hơn, trong trẻo, nhẹ nhàng và thanh khiết hơn. Chỉ bằng một từ “điểm”, nhà thơ đã tạo nên một bức tranh sinh động hơn, cảnh vật có tâm hồn hơn, chứ ko tĩnh lại. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của xuân.

    Bình luận

Viết một bình luận