Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm có viết:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
a. Nêu ý nghĩa của hai từ “Mặt trời” có trong hai câu thơ trên.
Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm có viết:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
a. Nêu ý nghĩa của hai từ “Mặt trời” có trong hai câu thơ trên.
a, Mặt trời của bắp là mặt trời của tự nhiên, là thứ đem đến ánh sáng cho muôn loài. Còn mặt trời của mẹ là em bé đang nằm trên lưng mẹ. Em bé là nguồn sống, động lực và là niềm hạnh phúc của người mẹ.
b, Qua hai câu thơ, em cảm nhận được tình cảm yêu thương vô bờ của người mẹ dành cho đứa con của mình. Người mẹ coi con mình là nguồn sống, là nguồn động lực. Nhờ vậy mà người mẹ có thể làm việc không biết mỏi. Hai câu thơ nói lên tình tình mẫu tử – một tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người.
a.
– Từ “mặt trời” thứ nhất là mặt trời của chúng ta, soi sáng muôn nơi.
– Từ “mặt trời” thứ hai là em bé. Em bé mang lại hi vọng sống, động lực không thể thiếu của người mẹ. Như mặt trời vậy, chúng ta không thể sống thiếu mặt trời cũng như người mẹ không thể sống thiếu em.
b.
Qua hai câu thơ, ta có thể cảm nhận được tình cảm yêu thương của mẹ dành cho đứa con của mình. Người mẹ coi con hơn mạng sống, nếu không có em, chắc hẳn người mẹ sẽ thiếu đi động lực sống. Người mẹ dành cho con một tình yêu vô bờ bến, được nhìn thấy con chính là hạnh phúc của mẹ, giúp mẹ có thêm hi vọng, nuôi chiến sĩ, chờ đón một ngày mai tươi sáng.