Trong bài MÙA XUÂN NHO NHỎ tác giả đón nhận mùa xuân về với ” dòng sông xanh ” ” hoa tím biếc ” ” con chim chiền chiện ” giọt long lanh ” bằng những giác quan nào.? Đảo ngữ từ ” Mọc” giúp em hiều gì về cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ.?
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hoá trong hai câu thơ sau:
ƠI ! CON CHIM CHIỀN CHIỆN
HÓT CHI MÀ VANG TRỜI
-Trong bài MÙA XUÂN NHO NHỎ tác giả đón nhận mùa xuân về với ” dòng sông xanh “: .” hoa tím biếc “” con chim chiền chiện ” giọt long lanh ”
=>cảm nhận bằng thị giác (bởi nhìn thấy màu xanh,tím biếc, thấy chú chim và cả giọt sương lấp lánh )
-Đảo ngữ từ ” Mọc” làm nổi bật sự trỗi dậy mạnh mẽ của sự sống, gây hiệu ứng đặc biệt về dáng vẻ của loài hoa mọc trên mặt nước.
-hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hoá trong hai câu thơ sau: ƠI ! CON CHIM CHIỀN CHIỆN HÓT CHI MÀ VANG TRỜI: Từ “ơi ” đi kèm với từ “chi” vốn là vời ăn tiếng nói của địa phương khiến cho giọng thơ trở nên đầm thấm tha thiết . Âm thanh của tiếng chim hót làm cho bức tranh thiên nhiên của mùa xuân càng trở nên rộn ràng , tươi vui , náo nức
chúc bạn hok tốt <3
Tác giả đón nhận mùa xuân về với ” dòng sông xanh ” ,” hoa tím biếc “, ” con chim chiền chiện “,’ giọt long lanh ” bằng thính giác, thị giác và bằng cả xúc giác.
Đảo ngữ ‘mọc’ được đảo lên đầu câu nhấn mạnh trạng thái tồn tại của sự vật. Đó là sắc hoa tím biếc nổi bật lên giữa dòng sông mùa xuân, thể hiện sức sống mạnh liệt của bông hoa mùa xuân.
” Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Từ “ơi”+ “chi” mang giọng điệu Huế khiến giọng thơ trở nên tha thiết,như 1 lời trách yêu vậy.
Con chim chiền chiện -sơn ca xứ Huế , sứ giả của mùa xuân thì ngân vang, xáo động cả bầu trời, xao xuyến tâm hồn thi nhân.
Chúc bạn hok tốt<3