Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
a, Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng những bptt nào?
b, Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước là một đề tài của thơ ca. Hãy kể tên bài thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về đề tài này và nêu rõ tác giả.
c, Hãy nêu ngắn gọn tình cảm của em về những câu thơ trên. Làm rõ tình bà cháu qua ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bếp lửa nàng đoạn văn tổng-phân – hợp

0 bình luận về “Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiều lần: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm”

  1. a, biện pháp tu từ:

    Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần), một ngọn lửa

    Tác dụng: Gợi lên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là nông thôn trước đây. Bếp lửa là hình tượng khơi nguồn cảm xúc của người cháu hồi tưởng về hình ảnh người bà kính yêu. Đồng thời diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.

    b, 

    – Bài thơ: Nói với con (Y Phương)

    c,

    – Những câu thơ đã gợi ra cho người đọc sự gần gũi, thân quen với hình ảnh bếp lửa, một hình tượng tuy giản dị mà mang ý nghĩa thiêng liêng

    Đoạn thơ đã làm nổi bật tình cảm bà cháu thắm thiết thông qua hình tượng giản dị, chính là bếp lửa. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”. Nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà, bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và cuộc sống gian khổ. Từ “nắng mưa” gợi tả sự đằng đẵng của thời gian, vừa thể hiện sự tảo tần, vất vả triền miên của cuộc đời bà. Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, những tâm tình và ước vọng của tuổi thơ. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính ‘xác với công việc nhóm bếp cụ thể. Đó là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà.- Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… Ngọn lửa giờ không chỉ là hình ảnh bếp lửa cháy rực mà nó còn liên tưởng sâu xa hơn nữa về tấm lòng của bà, đó là ngọn lửa luôn ủ sẵn, ngọn lửa là ý chí và niềm tin của bà đã có từ lâu. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên hành trình dài, rộng của cuộc đời. Người cháu chiens đấu hôm nay vì bà và tình cảm gia đình đã hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước. 

    Bình luận

Viết một bình luận