trong bài thơ đồng chí, từ đồng chí tách ra có ý nghĩa gì
0 bình luận về “trong bài thơ đồng chí, từ đồng chí tách ra có ý nghĩa gì”
Đồng chí!
“Đồng chỉ” – hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Nỏ diễn tả niềm tự hào, xúc động, cứ ngân vang lên mãi. Xúc động bởi đó là biểu hiện cao nhất của một tình bạn thắm thiết, đẹp đẽ. Còn tự hào bởi đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của những con người cùng chung chí hướng, cùng một ý nguyện, cùng một lí tưởng, ước mơ. Câu thơ được tách riêng, độc lập, là một câu đặc biệt gồm một từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, như nốt nhấn trong một bản đàn, một phát hiện, một vỡ lẽ bất ngờ, một chiêm nghiệm chín chắn, một lời khẳng định tình cảm của những người đồng đội, tình cảm cách mạng, tình cảm chỉ có ở thời đại mới.
“Đồng chỉ” – ấy là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh. Hai tiếng “đồng chỉ”bởi vậy mà giản dị, đẹp đẽ, sáng ngời và thiêng liêng.
Câu thơ còn như bản lề gắn kết hai phần của bài thơ, khép lại cảm xúc ở 6 câu đầu nói về cơ sở của tình đồng chí, đồng thời mở ra cảm xúc ở 10 câu tiếp theo nói về những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
“Đồng chí”trước hết là chỉ những người cùng chung chí hướng
Đây cũng là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt, xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
– Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
– Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Đồng chí!
“Đồng chỉ” – hai tiếng ấy mới thiêng liêng làm sao! Nỏ diễn tả niềm tự hào, xúc động, cứ ngân vang lên mãi. Xúc động bởi đó là biểu hiện cao nhất của một tình bạn thắm thiết, đẹp đẽ. Còn tự hào bởi đó là tình cảm thiêng liêng, cao cả của những con người cùng chung chí hướng, cùng một ý nguyện, cùng một lí tưởng, ước mơ. Câu thơ được tách riêng, độc lập, là một câu đặc biệt gồm một từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, như nốt nhấn trong một bản đàn, một phát hiện, một vỡ lẽ bất ngờ, một chiêm nghiệm chín chắn, một lời khẳng định tình cảm của những người đồng đội, tình cảm cách mạng, tình cảm chỉ có ở thời đại mới.
“Đồng chỉ” – ấy là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh. Hai tiếng “đồng chỉ”bởi vậy mà giản dị, đẹp đẽ, sáng ngời và thiêng liêng.
Câu thơ còn như bản lề gắn kết hai phần của bài thơ, khép lại cảm xúc ở 6 câu đầu nói về cơ sở của tình đồng chí, đồng thời mở ra cảm xúc ở 10 câu tiếp theo nói về những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí.
“Đồng chí”trước hết là chỉ những người cùng chung chí hướng
Đây cũng là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt, xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
– Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
– Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp