Trong các thế kỷ X – XV, các triều đại phong kiến Đại Việt đã thực hiện những
chính sách khuyến nông như thế nào ? Nêu điều kiện và đánh giá việc thực hiện các
chính sách đó đối với đất nước Đại Việt thời kỳ này.
Trong các thế kỷ X – XV, các triều đại phong kiến Đại Việt đã thực hiện những
chính sách khuyến nông như thế nào ? Nêu điều kiện và đánh giá việc thực hiện các
chính sách đó đối với đất nước Đại Việt thời kỳ này.
– Đất nước độc lập, thống nhất.
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nước ta thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp (diễn giải).
– Quyết tâm cao của nhà nước và nhân dân ta trong việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
b) Chính sách khuyến nông của các triều đại phong kiến:
– Khuyến khích khai hoang:
+, Từ thời Đinh – Tiền Lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp.
+ Nhà Lý, Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Các vua Lê, vua Lý hằng năm thường làm lễ cày ruộng tịch điền. Năm 1266, vua Trần xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang”.
– Chăm lo công tác thủy lợi:
+ Nhà Tiền Lê, nhà Lý đã chú ý cho dân đởo nhiều kênh máng, đắp đê.
+ Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đáp đê suốt dọc hai bờ các con sống lớn, từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “quai vạc”. Lại đặt chức quan Hà đê để trông coi việc sửa đắp.
+ Thời Lê sơ, nhà nước sai người đắp một số” đoạn đê biển,…
– Bảo vệ sức kéo: các triều đại phong kiến đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo. Năm 1117, vua Lý xuống chiếu: “Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp,… Nhà láng giềng không tố cáo cũng bị xử 80 trượng”.
– Đảm bảo sức sản xuất:
+ Việc đảm bảo sức lao động cũng được các triều đại phong kiến quan tâm thể hiện qua chinh sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông).
+ Nhà Hồ đặt phép “hạn điền”, “hạn nô” để hạn chế tư hữu ruộng đất phong kiến.
+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc phân chia ruộng công ở các làng xã.
– Đánh giá:
+’ Những chính sách trên không những đảm bảo được sức sản xuất mở còn có tác dụng rất lớn cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.
+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến Việt Nam thời độc lập, tự chủ mang tính toàn diện và tích cực. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
c) Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp
– Đời sống nhân dân được ổn định, đảm bảo duy trì nền kinh tế độc lập tự chủ.
– Là cơ sở để các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
– Tạo tiền đề cho văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật phát triển.
– Đảm bảo các điều kiện về vật chất cho các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.