trong chuyện chức phán sự đền tản viên từ đó anh chị có liên hệ gì về cuộc chiến chống lại cái ác xã hội ta hiện nay
0 bình luận về “trong chuyện chức phán sự đền tản viên từ đó anh chị có liên hệ gì về cuộc chiến chống lại cái ác xã hội ta hiện nay”
“Truyền kì mạn lục” là tác phẩm tạo nên tên tuổi của Nguyễn Dữ trong nền văn học Việt Nam mà cụ thể hơn là văn học thời kì trung đại.Tác phẩm này ra đời vào khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XVI, bao gồm 20 truyện được viết bằng chữ Hán.Một trong những truyện tiêu biểu của “Truyền kì mạn lục” là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Truyền kì là “một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao”.Đó cũng chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với người đọc bao thế hệ.Ẩn đằng sau những chi tiết hoang đường ấy là những vấn đề then chốt của hiện thực, những quan niệm, tư tưởng và thái độ của tác giả.”Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” kể về việc kẻ sĩ Ngô Tử Văn đốt đền của viên Bách hộ họ Thôi đã tử trận làm yêu làm quái, gây hại cho dân lành.Hắn đe dọa và kiện Tử Văn ở Minh ti. Được Thổ công mách bảo cách đối phó với tên hung thần ấy nên khi bị giải đi xuống âm phủ Ngô Tử Văn đã vạch trần những tội ác mà hồn viên Bách hộ gây ra. Kẻ ác bị trừng phạt, Ngô Tử Văn được sống lại.Nhờ sự tiến cử của Thổ công mà chàng được nhận một chức phán sự ở đền Tản Viên.Sau đó, Tử Văn “thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất”.
Nhân vật Ngô Tử Văn được Nguyễn Dữ giới thiệu một cách trực tiếp bằng những lời văn ngắn gọn: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.Đó cũng là những lời văn thể hiện thái độ ngợi khen về tính cách, phẩm chất con người Ngô Tử Văn của tác giả.Tức giận vì không thể chịu được sự gian tà nên chàng đã đốt đền của viên Bách hộ họ Thôi đã tử trận “làm yêu làm quái trong dân gian”.Trước khi thực hiện hành động này, Tử Văn đã “tắm gội sạch sẽ, khấn trời” rồi châm lửa đốt. Trong khi tất cả mọi người xung quanh đều lo sợ thay cho chàng thì chàng “vẫn vung tay không cần gì cả”, không mảy may suy nghĩ đến hậu quả khôn lường. Hành động đốt đền của Tử Văn đã thể hiện sự quyết liệt, dũng cảm, ngay thẳng, chính trực của một kẻ sĩ trong xã hội.Chàng tiêu diệt cái ác vì muốn mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Ngỡ tưởng chỉ cần đốt đền là mọi việc xong xuôi nhưng Ngô Tử Văn “thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”. Chàng thấy hồn ma tướng giặc đến đòi lại đền và nói những lời đe dọa: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”.Trước những lời đe dọa ấy, Tử Văn không chút run sợ, “ngồi ngất ngưởng tự nhiên” bởi đấu tranh cho cái thiện chưa bao giờ là việc làm sai trái. Hồn ma viên Bách hộ họ Thôi có ngoại hình cao lớn, khôi ngô, trên đầu đội mũ trụ, nói những lời đạo lý nhưng thực chất lại là một kẻ hung ác, gian xảo. Khi sống, hắn theo Mộc Thạnh sang “lấn cướp” nước ta, đến khi chết đi trở thành hồn ma thì hắn lại chiếm đền của Thổ công làm nơi trú ngụ cho mình. Những lời đạo lí giả dối không thể che giấu đi bản chất xảo trá, bạo tàn của hắn.Ngô Tử Văn tin rằng hành động của mình là đúng, là việc chính nghĩa nên làm để bảo vệ cuộc sống của nhân dân nước Việt.
Nhờ có cuộc gặp gỡ với Thổ công mà Tử Văn thấy rõ được những hành động “hung yêu tác quái”, quấy rầy hạ dân của hồn ma tướng giặc. Thổ công bày cách giúp Tử Văn “khỏi phải chết một cách oan uổng” khi bị hồn ma kiện ở dưới chốn Minh ti.Chàng bị hai tên quỷ sứ bắt xuống dưới âm phủ. Đó là một không gian đáng sợ đến mức ghê rợn: “gió tanh sông xám, hơi lạnh thấu xương”, “mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác”,…Cảnh tượng ấy không làm cho Tử Văn khiếp sợ, chàng rất cứng cỏi, “không chịu nhún nhường” trước những lời buộc tội của hồn ma tướng giặc. Cuộc cãi cọ của Tử Văn và hồn ma tướng giặc mãi chưa phân phải trái nên Tử Văn đã xin Diêm Vương “đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi” để xác nhận sự thật, phân xử cho công bằng. Thấy vậy, người đội mũ trụ đã có những lời nói đỡ cho Tử Văn: “Gã kia một kẻ học trò,thật là ngu bướng,quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa.Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.Thoạt đầu người đọc ngỡ tưởng đó là lòng tốt của hồn ma tướng giặc nhưng thực chất đó chỉ là cách mà hắn tự bao biện, bênh vực cho chính mình.
Sau khi Diêm Vương sai người đi chứng thực, sự thật được làm sáng tỏ, tướng giặc bị “lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng”, bỏ vào ngục Cửu U. Ngôi mộ của tên tướng giặc “tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy”. Đó là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ làm điều phi ghĩa, gian tà. Tử Văn về nhà mới biết mình đã chết được hai ngày, một tháng sau đó, chàng nhận chức phán sự ở đền Tản Viên do Thổ công tiến cử rồi “không bệnh mà mất”.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi các chi tiết kì ảo, có sự đan xen các câu chuyện về con người, ma quỷ, chuyện trần gian, địa ngục, chuyện chết đi và sống lại của Ngô Tử Văn,…Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở dưới âm phủ đã thể hiện niềm tin của con người vào công lí xã hội. Nếu trên cõi trần gian cái ác có thể hoành hành, không bị trừng trị thì xuống dưới âm phủ mọi tội ác đều bị trừng trị thích đáng.Chi tiết này đã đẩy xung đột truyện lên cao trào để Ngô Tử Văn có cơ hội bộc lộ sự cương trực và bản lĩnh của mình.Đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dục ý thức sống và hành động của con người, con người hãy sống hướng thiện, làm theo lẽ phải bởi “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ đã ngợi ca sự cương trực, khảng khái và bản lĩnh chống lại cái ác, bảo vệ lẽ phải của Ngô Tử Văn. Chàng là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp trí thức của nước ta lúc bấy giờ dũng cảm đấu tranh với cái ác. Bên cạnh đó, truyện cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả Nguyễn Dữ vào công lí và chính nghĩa trong xã hội. Đó là lí do mà “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” vẫn còn vẹn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
“Truyền kì mạn lục” là tác phẩm tạo nên tên tuổi của Nguyễn Dữ trong nền văn học Việt Nam mà cụ thể hơn là văn học thời kì trung đại.Tác phẩm này ra đời vào khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XVI, bao gồm 20 truyện được viết bằng chữ Hán.Một trong những truyện tiêu biểu của “Truyền kì mạn lục” là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Truyền kì là “một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao”.Đó cũng chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với người đọc bao thế hệ.Ẩn đằng sau những chi tiết hoang đường ấy là những vấn đề then chốt của hiện thực, những quan niệm, tư tưởng và thái độ của tác giả.”Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” kể về việc kẻ sĩ Ngô Tử Văn đốt đền của viên Bách hộ họ Thôi đã tử trận làm yêu làm quái, gây hại cho dân lành.Hắn đe dọa và kiện Tử Văn ở Minh ti. Được Thổ công mách bảo cách đối phó với tên hung thần ấy nên khi bị giải đi xuống âm phủ Ngô Tử Văn đã vạch trần những tội ác mà hồn viên Bách hộ gây ra. Kẻ ác bị trừng phạt, Ngô Tử Văn được sống lại.Nhờ sự tiến cử của Thổ công mà chàng được nhận một chức phán sự ở đền Tản Viên.Sau đó, Tử Văn “thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất”.
Nhân vật Ngô Tử Văn được Nguyễn Dữ giới thiệu một cách trực tiếp bằng những lời văn ngắn gọn: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”.Đó cũng là những lời văn thể hiện thái độ ngợi khen về tính cách, phẩm chất con người Ngô Tử Văn của tác giả.Tức giận vì không thể chịu được sự gian tà nên chàng đã đốt đền của viên Bách hộ họ Thôi đã tử trận “làm yêu làm quái trong dân gian”.Trước khi thực hiện hành động này, Tử Văn đã “tắm gội sạch sẽ, khấn trời” rồi châm lửa đốt. Trong khi tất cả mọi người xung quanh đều lo sợ thay cho chàng thì chàng “vẫn vung tay không cần gì cả”, không mảy may suy nghĩ đến hậu quả khôn lường. Hành động đốt đền của Tử Văn đã thể hiện sự quyết liệt, dũng cảm, ngay thẳng, chính trực của một kẻ sĩ trong xã hội.Chàng tiêu diệt cái ác vì muốn mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Ngỡ tưởng chỉ cần đốt đền là mọi việc xong xuôi nhưng Ngô Tử Văn “thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”. Chàng thấy hồn ma tướng giặc đến đòi lại đền và nói những lời đe dọa: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”.Trước những lời đe dọa ấy, Tử Văn không chút run sợ, “ngồi ngất ngưởng tự nhiên” bởi đấu tranh cho cái thiện chưa bao giờ là việc làm sai trái. Hồn ma viên Bách hộ họ Thôi có ngoại hình cao lớn, khôi ngô, trên đầu đội mũ trụ, nói những lời đạo lý nhưng thực chất lại là một kẻ hung ác, gian xảo. Khi sống, hắn theo Mộc Thạnh sang “lấn cướp” nước ta, đến khi chết đi trở thành hồn ma thì hắn lại chiếm đền của Thổ công làm nơi trú ngụ cho mình. Những lời đạo lí giả dối không thể che giấu đi bản chất xảo trá, bạo tàn của hắn.Ngô Tử Văn tin rằng hành động của mình là đúng, là việc chính nghĩa nên làm để bảo vệ cuộc sống của nhân dân nước Việt.
Nhờ có cuộc gặp gỡ với Thổ công mà Tử Văn thấy rõ được những hành động “hung yêu tác quái”, quấy rầy hạ dân của hồn ma tướng giặc. Thổ công bày cách giúp Tử Văn “khỏi phải chết một cách oan uổng” khi bị hồn ma kiện ở dưới chốn Minh ti.Chàng bị hai tên quỷ sứ bắt xuống dưới âm phủ. Đó là một không gian đáng sợ đến mức ghê rợn: “gió tanh sông xám, hơi lạnh thấu xương”, “mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác”,…Cảnh tượng ấy không làm cho Tử Văn khiếp sợ, chàng rất cứng cỏi, “không chịu nhún nhường” trước những lời buộc tội của hồn ma tướng giặc. Cuộc cãi cọ của Tử Văn và hồn ma tướng giặc mãi chưa phân phải trái nên Tử Văn đã xin Diêm Vương “đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi” để xác nhận sự thật, phân xử cho công bằng. Thấy vậy, người đội mũ trụ đã có những lời nói đỡ cho Tử Văn: “Gã kia một kẻ học trò,thật là ngu bướng,quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa.Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.Thoạt đầu người đọc ngỡ tưởng đó là lòng tốt của hồn ma tướng giặc nhưng thực chất đó chỉ là cách mà hắn tự bao biện, bênh vực cho chính mình.
Sau khi Diêm Vương sai người đi chứng thực, sự thật được làm sáng tỏ, tướng giặc bị “lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng”, bỏ vào ngục Cửu U. Ngôi mộ của tên tướng giặc “tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy”. Đó là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ làm điều phi ghĩa, gian tà. Tử Văn về nhà mới biết mình đã chết được hai ngày, một tháng sau đó, chàng nhận chức phán sự ở đền Tản Viên do Thổ công tiến cử rồi “không bệnh mà mất”.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi các chi tiết kì ảo, có sự đan xen các câu chuyện về con người, ma quỷ, chuyện trần gian, địa ngục, chuyện chết đi và sống lại của Ngô Tử Văn,…Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở dưới âm phủ đã thể hiện niềm tin của con người vào công lí xã hội. Nếu trên cõi trần gian cái ác có thể hoành hành, không bị trừng trị thì xuống dưới âm phủ mọi tội ác đều bị trừng trị thích đáng.Chi tiết này đã đẩy xung đột truyện lên cao trào để Ngô Tử Văn có cơ hội bộc lộ sự cương trực và bản lĩnh của mình.Đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dục ý thức sống và hành động của con người, con người hãy sống hướng thiện, làm theo lẽ phải bởi “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ đã ngợi ca sự cương trực, khảng khái và bản lĩnh chống lại cái ác, bảo vệ lẽ phải của Ngô Tử Văn. Chàng là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp trí thức của nước ta lúc bấy giờ dũng cảm đấu tranh với cái ác. Bên cạnh đó, truyện cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả Nguyễn Dữ vào công lí và chính nghĩa trong xã hội. Đó là lí do mà “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” vẫn còn vẹn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
———————-HẾT————————–