“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào?
Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy?
Câu 1: PTBĐ chính: nghị luận
Câu 2: Vẻ đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc, giữa sự bình dị rất Việt Nam,rất phương Đông với cái mới mẻ và hiện đại của phương Tây.
Câu 3: Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, phương Đông.
`->` Sử dụng hai danh từ ấy như tính từ thể hiện được tính nghệ thuật trong bài, cho ta biết rằng dù Bác có đi đến nơi nào thì Việt Nam, phương Đông luôn là nhà của Bác, luôn ở trong Bác.
C1: nghị luận
C2: Kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc, giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái mới mẻ và hiện đại.
C3: Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, phương Đông.
– Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao: tác giả muốn chỉ ra và nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc phương Đông trong tâm hồn của Bác.