trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Hãy nêu nhận xét về mục đíc

By Kennedy

trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Hãy nêu nhận xét về mục đích, tác động của những chính sách đó đối với đất nước ta?
Ai đó giúp mình với ngày mai thi rồi

0 bình luận về “trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Hãy nêu nhận xét về mục đíc”

  1. *Chính trị:

    – Pháp thành lập liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

    – Việt Nam bị chia thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

    – Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh do các quan ng ười Pháp đứng đầu. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Cuối cùng là các làng xã do người Việt cai quan.

    *Kinh tế:

    – Trong nông nghiệp:

    + Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

    +Bóc lột theo kiểu phát canh thu tô.

    – Trong công nghiệp:

    + Pháp tập trung khai thác than và kim loại .

    + Ngoài ra, Pháp đầu tư một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ…

    – GTVT:

    + Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường bộ , đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

    – Về thương nghiệp:

    + Pháp độc chiếm thị trường V.Nam.

    + Hàng hóa của Pháp nhập vào V.Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế.

    + Đánh thuế cao hàng hóa  nước khác.

    –  Thuế:

    + Pháp đề ra các thư thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ .

    + Nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện…

    * Văn hóa, giáo dục:

    – Đến năm 1919 , Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của  thời phong kiến .

    – Về sau, Pháp mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ công cuộc cai trị. Cùng với đó , Pháp mở một số cơ sở văn hóa , y tế.

    *Mục đích:

    – Chia rẽ các dân tộc Đông Dương, các dân tộc ở Việt Nam

     – Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.

     – Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.

     – Thông qua giáo dục phong kiến (duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, trong các kì thi Hội, thi Hương, thi Đình có thêm môn tiếng Pháp), và bắt đầu mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng

     – Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị
    *Tác động:

     – Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất TBCN được du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn.

    – Tiêu cực:

    + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt.

    + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất.

    + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

    Trả lời

Viết một bình luận