Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.
Câu hỏi: Tìm ra 2 phép liên kết trong đoạn văn trên (chỉ rõ) và nêu tác dụng
Phép nối: Nhưng, cho nên,
Phép lặp: cho và nhận
Phép liên tưởng: quan tâm, yêu thương, hạnh phúc, cho đi, trái tim,
Tác dụng: tạo ra sự gắn kết giữa câu văn, lời văn. Giúp đoạn văn sáng rõ, sinh động. Nhấn mạnh về cho đi ở đời và giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc về quan điểm, tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm.
Hai phép liên kết:
+ Phép nối: Cho nên, Nhưng,…
+ Phép lặp: cho, nhận, bạn, xin, sống,…
`=>` tác dụng: liên kết các câu trong đoạn văn, bài văn lại với nhau, góp phần hình thành thể thống nhất, làm cho bài văn thêm trôi chảy. Đồng thời, với việc sử dụng phép lặp các từ ngữ “cho”, “nhận” không chỉ tạo nhịp điệu cho câu văn mà còn nhấn mạnh ý nghĩa, thông điệp mà tác giả muốn biểu đạt, qua đó mang điều muốn nói đến với người đọc dễ dàng hơn, sinh động hơn.