Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng,những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.Bố,mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung,lồng kính.Trong tranh,một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ,nơi bầu trồi trong xanh.Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ.Toát lên từ cặp mắt,tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
– Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người.Chẳng hiểu sao tôi lại bám chặt lấy tay mẹ.Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng.rồi đến hãnh diện,sau đó là xấu hổ.Dưới mắt em tôi,tôi hoàn hảo đến thế kia ư?Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh:”Anh trai tôi”.Vậy mà dưới mắt tôi thì…
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.Bởi vì nếu nói được với mẹ,tôi sẽ nói rằng:”Không phải con đâu.Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Câu 1: Nêu tên tác phẩm và phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2 : Nêu nội dung đoạn trích
Câu 3 Hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái : ” Thoạt nhiên ngỡ ngàng, ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó xấu hổ
Câu 1 :
– Tên tác phẩm : Bức tranh của em gái tôi
– Biện pháp tu từ : so sánh
Câu 2 :
– Nội dung : Nói về tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh do em gái vẽ
Câu 3 :
– Ngỡ ngàng : do được em gái vẽ trong khi mình đối xử không tốt với nó .
– Hãnh diện : do bức tranh vẽ mình được giải nhất và được nhiều người chiêm ngưỡng .
– Xấu hổ : do nhận ra sai lầm của mình .
Câu 1 :
Tác phẩm ” Bức tranh của em gái tôi “
Phép tu từ : so sánh ( trong câu Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ )
Câu 2 :
Nội dung :
Miêu tả cảnh vật trong phòng triển lãm và nói lên tâm trạng , suy nghĩ của người anh khi dứng trước bức tranh em gái vẽ
Câu 3:
Ngỡ ngàng : vì không tin người trong bức tranh lại là mình
Hãnh diện : vì mình trong tranh và trong tâm hồn của em gái rất đẹp
Xấu hổ : vì mình đã ko đối xử tốt với em gái