Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối đều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lượ

By Madeline

Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối đều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để diễn tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh
– Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
( Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9 tập 1 NXB Giáo dục )
Câu 1 : Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
Câu 2 Cụm từ ” Nhắm mắt đi xuôi ” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì.
Câu 3 : Xác định biện pháp tu tử được sử dụng trong câu văn ” Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi “.
Câu 4 : Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về điều gì ?
Giúp mình với, cảm ơn ạ •√•

0 bình luận về “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối đều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lượ”

  1. Câu 4 chiếc lược ngà là biểu tượng cho tình cha con giữa ông sáu và bé thu.Và nó cũng là kỉ vật mà ông sáu để lại cho bé thu
    Câu3:”nhắm mắt đi xuôi”nói giảm nói tránh

    Trả lời
  2. Câu 1 : Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự

    Câu 2 : Cụm từ “ nhắm mắt đưa xuôi “ nghĩa là anh Sáu đã an lòng , đã thanh thản để ra đi 

    Câu 3 : Biện pháp tu từ đó là nói giảm nói tránh “ nhắm mắt đi xuôi “ – thay cho việc nói là anh Sáu chết

    Câu 4 : Chiêc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức , trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình cha con , tình cảm gia đình của người dân Nam Bộ trong chiến tranh .

    Trả lời

Viết một bình luận