Trong “hoàng lê nhất thống chí” hình ảnh Quang Trung trong trận chiến được miêu tả như thế nào?

By Ivy

Trong “hoàng lê nhất thống chí” hình ảnh Quang Trung trong trận chiến được miêu tả như thế nào?

0 bình luận về “Trong “hoàng lê nhất thống chí” hình ảnh Quang Trung trong trận chiến được miêu tả như thế nào?”

  1.   –  Hình tượng người anh hùng Quang Trung xuất hiện nổi bật trong đoạn trích với sự sáng suốt, quyết đoán, tài trí, uy dũng, được miêu tả ở cách ứng xử, lời nói, mệnh lệnh, hành động trong nhiều tình huống khác nhau. Những phẩm chất nổi bật ở nhân vật vua Quang Trung, đó là: Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, nhận định chính xác tình hình và đưa ra những quyết định quan trọng đúng lúc. Khi được tin quân Thanh đã vào thành Thăng Long, Quang Trung vẫn bình thản không hề lo lắng. Ở Tam Điệp, Quang Trung phán đoán chính xác tình hình và đánh giá đúng kế sách của Ngô Thì Nhậm, hiểu được sở trường sở đoản của từng tướng, dùng người vào đúng việc.

    – Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: Trước khi xuất quân, vua Quang Trung đã tính kĩ mọi phương lược tiến đánh, tin chắc vào thắng lọi chỉ trong vòng 10 ngày, hẹn vói tướng sĩ ngày 7 tháng 1 cùng có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng chiến thắng (thực tế đã vượt dự định hai ngày), Quang Trung còn tính sẵn kế hoạch ngoại giao vói triều nhà Thanh sau khi ta chiến thắng, cùng vói việc củng cố đất nước lớn mạnh mười năm sau.

    – Hành động mạnh mẽ, quyết đoán: Chỉ trong vòng một tháng từ khi quân Thanh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã hành động nhanh chóng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tiến quân ra Bắc chắc thắng; tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc đại binh, ra Bắc gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn để hỏi về phương lược, tuyển mộ binh sĩ, tổ chức cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân,… Từ đầu đến cuối, lúc nào Nguyễn Huệ cũng là người mạnh mẽ, quả quyết, tự tin trong mọi quyết định và hành động.

    – Tài năng quân sự lỗi lạc: Tài năng của vua Quang Trung thể hiện trong việc tổ chức quân đội thành các đạo, gác quân chặt chẽ; tài năng trong việc sử dụng các tướng lĩnh đúng với sở trường của mỗi người; tài năng trong việc tổ chức cuộc hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc. Đặc biệt là tài chỉ huy các trận đánh với chiến thuật đa dạng, giữ bí mật, tạo bất ngờ, dùng hư binh, biện pháp đơn giản mà hiệu quả, dùng ván ghép phủ rơm ướt để hạn chế hoả lực của địch. Ba trận đánh được miêu tả (sông Gián, đồn Hà Hồi, đồn Ngọc Hồi), mỗi trận sử dụng một chiến thuật phù họp và đều giành chiến thắng tuyệt đối. Quang Trung không chỉ là một nhà chiến lược tài ba lỗi lạc mà còn là một vị chỉ huy dũng mãnh, xông xáo vói hình ảnh thân chinh cưỡi voi xông trận đốc thúc tướng sĩ (có sách nói khi vào đến Thăng Long tấm áo bào đỏ của vua Quang Trung đã đen sạm vì khói súng). Trong lịch sử, cũng từng có nhiều vị vua thân chinh cầm quân đánh giặc nhưng hiếm có hình ảnh nào đẹp như hình ảnh này của Quang Trung.

    -Ý thức dân tộc sâu sắc: Việc Quang Trung lên ngôi hoàng đế trước khi ra Bắc đánh quân Thanh là sự thể hiện tinh thần tự chủ cao, nhận lấy sứ mệnh đại diện cho quốc gia, dân tộc để tổ chức cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Tinh thần tự chủ, niềm tự hào dân tộc được thể hiện tập trung trong lời dụ của vua Quang Trung trong cuộc duyệt binh ở Nghệ An trước khi tiến quân ra Bắc Hà: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy , nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”.

    -> Lời dụ này của vua Quang Trung như âm vang và tiếp nối những tuyên ngôn chủ quyền của dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam đời Lí, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo đời Trần, đế Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đời Lê. Cũng như những bản tuyên ngôn đời trước, lời dụ của Quang Trung đã báo trước với tất cả niềm tin tưởng về sự thất bại của quân xâm lược. Bằng việc lên ngôi hoàng đế và đưá ra lòi dụ này, Quang Trung không chỉ là một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa Bắc Bình Vương trước đó, mà đã đường hoàng là người đại diện cho ý chí quyết tâm và niềm tự hào của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu giành lại chủ quyền lãnh thổ.

    Trả lời

Viết một bình luận