Trong mp tọa độ oxy cho tam giác abc với A(-2;3). B(-6;1) và C(0;-1). Tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác abc.

Trong mp tọa độ oxy cho tam giác abc với A(-2;3). B(-6;1) và C(0;-1). Tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác abc.

0 bình luận về “Trong mp tọa độ oxy cho tam giác abc với A(-2;3). B(-6;1) và C(0;-1). Tìm tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác abc.”

  1. Ta tính được $AB=AC=\sqrt[]{20}$, $BC=\sqrt[]{40}$

    $→$ $ΔABC$ vuông cân tại $A$
    $→$ Tâm đường tròn ngoại tiếp $ΔABC$ là trung điểm của $BC$

    Gọi $I(a;b)$ là tâm, ta có:

    $a=(-6+0):2=-3$

    $b=(1-1):2=0$

    $→I(-3;0)$

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

    $I(-3, 0)$.

    Giải thích các bước giải:

    Gọi $I(a, b)$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

    Khi đó

    $\vec{AI} = (a+2, b – 3), \vec{BI} = (a+6, b -1), \vec{CI} = (a, b + 1)$

    Do I là tâm đường tròn ngoại tiếp nên

    $\begin{cases} CI^2 = AI^2\\ CI^2 = BI^2 \end{cases}$

    $<-> \begin{cases} a^2 + (b+1)^2 = (a+2)^2 + (b-3)^2\\ a^2 + (b+1)^2 = (a+6)^2 + (b-1)^2 \end{cases}$

    $<-> \begin{cases} 4a -8b = -12\\ 12a -4b = -36 \end{cases}$

    $<-> \begin{cases} a = -3\\ b = 0 \end{cases}$

    Vậy tâm đường tròn ngoại tiếp là $I(-3, 0)$.

    Bình luận

Viết một bình luận