trong phần toán hình lớp 6 tập 1 cần nắm nhựng nội dung kiến thức nào
mỗi nội dung lấy 1 ví dụ có lời giải
giúp em vs em còn 6đ thôi
ai làm đc em cho 5 sao ctlhn vs cảm ơn
giúp em em cầu xin lun
trong phần toán hình lớp 6 tập 1 cần nắm nhựng nội dung kiến thức nào
mỗi nội dung lấy 1 ví dụ có lời giải
giúp em vs em còn 6đ thôi
ai làm đc em cho 5 sao ctlhn vs cảm ơn
giúp em em cầu xin lun
1. Tia
Bài 24 (trang 113 SGK Toán 6 Tập 1): Cho hai tia Ox, Oy đối nhau, điểm A thuộc tia Ox các điểm B và C thuộc tia Oy (B nằm giữa O và C). Hãy kể tên:
làm:
Từ đề bài ta vẽ được hình sau:
a) Tia trùng với tia BC là tia By.
b) Tia đối của tia BC là tia Bx.
*Lưu ý: Tia Bx, tia BA, tia BO là ba tia trùng nhau nên ở câu b) có thể thay tia Bx thành tia BA hoặc tia BO đều đúng.
2. Đoạn thẳng
Bài 35 (trang 116 SGK Toán 6 Tập 1): Gọi M là một điểm bất kì của đoạn thẳng AB, điểm M nằm ở đâu? Em hãy chọn câu trả lời đúng trong bốn câu sau:
a) Điểm M phải trùng với điểm A.
b) Điểm M phải nằm giữa hai điểm A và B.
c) Điểm M phải trùng với điểm B.
d) Điểm M hoặc trùng với điểm A, hoặc nằm giữa hai điểm A và B, hoặc trùng với điểm B.
làm:
– Điểm M trùng với điểm A:
– Điểm M nằm giữa 2 điểm A, B:
– Điểm M trùng với điểm B:
7. Độ dài đoạn thẳng
Bài 44 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): a) Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong hình 46 theo thứ tự giảm dần.
b) Tính chu vi hình ABCD (tức là tính AB + BC + CD + DA).
làm:
a)
Sử dụng thước kẻ đo độ dài các đoạn thẳng trong hình 46. Ta được:
AB = 12 mm, BC = 16 mm, CD = 25 mm, DA = 30 mm suy ra: AB < BC < CD < DA
Vậy thứ tự giảm dần về độ dài các đoạn thẳng là: DA, CD, BC, AB.
b) Chu vi của hình ABCD là:
AB + BC + CD + DA = 12 + 16 + 25 + 30 = 83 (mm)
Đáp số: 83 (mm)
3. Khi nào AM + MB = AB
Bài 48 (trang 121 SGK Toán 6 Tập 1): Em Hà có sợi dây dài 1,25m, em dùng dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa đầu dây và mép tường còn lại bằng 1/5 độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học?
làm:
Ta minh họa chiều rộng lớp học là đoạn thẳng AB. Gọi sợi dây bạn Hà mang đo là đoạn thẳng có độ dài là CD = 1,25m.
Theo đề bài, sau 4 lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa đầu dây và mép tường còn lại bằng 1/5 độ dài sợi dây, do đó chiều rộng lớp học sẽ là:
Vậy chiều rộng lớp học là 5,25 m.
4. Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
Bài 56 (trang 124 SGK Toán 6 Tập 1): Cho đoạn thẳng AB dài 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC = 1cm.
a) Tính CB.
b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD = 2cm. Tính CD.
làm:
a)
Trên tia AB có hai điểm B, C mà AC = 1cm < AB = 4cm nên C nằm giữa hai điểm A và B.
Do đó: AC + CB = AB suy ra CB = AB – AC = 4 – 1 = 3cm
b)
Điểm D thuộc tia đối của tia BC nên điểm B nằm giữa hai điểm C và D.
Do đó: CD = CB + BD = 3 + 2 = 5cm
10. Trung điểm đoạn thẳng
Bài 63 (trang 126 SGK Toán 6 Tập 1): Khi nào ta kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
a) IA = IB
b) AI + IB = AB
c) AI + IB = AB và IA = IB
d) IA = IB = AB/2
làm:
– I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi thỏa mãn đủ hai điều kiện:
+ I nằm giữa A, B
+ I cách đều A, B (IA = IB).
a) sai vì thiếu điều kiện nằm giữa.
Ví dụ: trong hình sau có IA = IB nhưng I không phải là trung điểm của AB:
b) sai vì thiếu điều kiện cách đều.
Ví dụ: Trong hình dưới đây AI + IB = AB nhưng I không phải trung điểm AB.
c) đúng vì AI + IB = AB suy ra I nằm giữa A và B. Kết hợp với IA = IB suy ra I là trung điểm AB.
d) đúng vì nếu IA = IB = AB/2 suy ra IA + IB = AB/2 + AB/2 = AB nên I nằm giữa A và B.
Kết hợp với IA = IB thì suy ra I là trung điểm AB.