Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:
– Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.
Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:
– Giá tôi đẻ ít đi hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
– Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.
– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!
– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.
– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…
– Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.
– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…
Phân tích hình tượng người đàn bà trong đoạn trích trên từ đó nhận xét cảm hứng thế sự của nguyễn Minh Châu
A. Mở bài
– Nguyễn MInh Châu là một trong những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
– Tiêu biểu cho những sáng tác của ông là truyện ngắn ” Chiếc thuyền ngoài xa”.
– Tác phẩm khai thác số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường .
B. Thân bài
1. Hoàn cảnh
– Đoạn đối thoại tại tòa án huyện là một phát hiện khác nữa của Phùng về cảnh đời ngang trái. Thông cảm cho người đàn bà. Phùng nhờ Đẩu – người bạn chiến đấu xưa, nay đang làm thẩm phán ở tòa án huyện can thiệp. Từ lương tâm của một con người sẵn sầng bảo vệ công lí. Đẩu đã khuyên người đàn bà hàng chài bỏ gã chồng vũ phu.
2. Cảm nhận hình tượng của người đàn bà
– Chân dung thô kệch xấu xí, tầm thường, sau sự cam chịu tưởng như không thể chấp nhận là tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của một người mẹ giàu đức hi sinh.
– Ẩn sau hình ảnh người đàn bà thâm trầm không bao giờ nói ra là tấm lòng vi tha, độ lượng, bao dung. Người đàn bà là người duy nhất nhìn thấy chồng mình là nạn nhân của đói nghèo cùng quẫn.
– Nghị lực sống, sau những nhận thức tưởng như tăm tối, dốt nát của người đàn bà thất học lại là sự thấu hiểu lẽ đời.
+ Chị đã đưa ra những lý lẽ để bào chữa cho hành động của mình, chị thông cảm vầ thấu hiểu được gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai người đàn ông duy nhất có sức vóc đê chèo chống cả một gia đình sống bằng nghề chài lưới; Hiêu được hoàn cảnh khó có thê thay đổi được. Nhìn thấy được điểm tốt và xấu của người chồng.
+ Hình ảnh người đàn bà hàng chài vô danh, lầm lũi đã bước những bước chậm rãi ồi hòa vào đám đông bám riết trong bức tranh, trong kí ức của Phùng.
C. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ của bản thân