Trong rừng có nhiều lối đi , tôi chọn dấu đi không có dấu chân người – Rô-bét . Nhưng Lỗ Tấn lại nói kì thực trên mặt đất làm gì có đường người

Trong rừng có nhiều lối đi , tôi chọn dấu đi không có dấu chân người – Rô-bét . Nhưng Lỗ Tấn lại nói kì thực trên mặt đất làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi

0 bình luận về “Trong rừng có nhiều lối đi , tôi chọn dấu đi không có dấu chân người – Rô-bét . Nhưng Lỗ Tấn lại nói kì thực trên mặt đất làm gì có đường người”

  1. Cuộc đời của chúng ta giống hệt như một con đường. Trên con đường ấy, mỗi người buộc phải không ngừng tiến về phía trước. Nhưng để bắt đầu một cuộc hành trình , mỗi người phải chọn lấy một lối đi.Có người chọn lối đi như nhà văn Lỗ Tấn khẳng định “ Trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi” .Cũng có người chọn lối đi mà nhà thơ Robert Frost: “Trong rừng có nhiều lối đi/ và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Hai cachs chọn lối đi cũng là quan điểm, nhận định của mỗi người trong cuộc sống.Nhà văn Lỗ Tẫn đã khẳng định một sự thật hiển nhiên “Trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Lối đi theo quan điểm của Lỗ Tấn là lối đi quen thuộc, đã  in dấu chân người, đó còn có thể là suy nghĩ , cách làm, hướng giải quyết vẫn đề của số đông. Còn nhà thơ Robert Frost lại chọn “ lối đi không dấu chân người” lối đi mới, chưa ai đặt chân đến và là con đường do mình khai phá ra , cũng có thể coi đó là sáng kiến , suy nghĩ riêng , hướng giải quyết riêng của một cá nhân.Nếu lựa chọn đi theo “  lối đi người ta đi mãi thì thành đường” ta sẽ có được sự an toàn, chắc chắn, sẽ có nhiều thuận lợi vì ta rút được kinh nghiệm từ người đi trước. Giống như như khi ta leo núi, nhìn người khác leo trước, ta biết đâu là vách núi chắc chắn , đâu là vực núi hiểm trở. Đi theo con đường mà những người khác đã leo ta dễ dàng leo lên đên đỉnh núi . Tuy nhiên ,nếu cứ đi theo “ lỗi đi người ta đi mãi thành đường” ta mất dần nét riêng, tư duy lối mòn, nếu có đạt được thành công cũng không cảm thấy hạnh phúc của người chinh phục, khám phá. Liệu rằng khi chinh phục được đỉnh núi cao nhưng đi theo lỗi mòn mà ta đi trước đã vạch sẵn ta có còn cảm giác của người chiến thắng ? Biết bao công ty ngày nay đang đòi hỏi nhân viên phải không ngừng sáng tạo , đột phá trong tư duy, tránh suy nghĩ lỗi mòn. Vậy nếu các nhân viên cứ đi theo “lối người ta đi mãi thành đường” thì liệu công ti có đi lên phát triển? Vẫn đề nào cũng có hai mặt của nó,Còn nếu chọn “ lối đi không dấu chân người” thì sao?. Nếu đã lựa chọn lối đi này ta phải chấp nhận mọi khó khăn,  nguy hiểm thử thách luôn tình rập. Tương tự như việc khi ta đi vào rừng , nếu không đi theo lỗi mòn mà  người đi rừng đã tạo ra, ta phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm .  Không biết khi nào ta phải đối mặt với thú dữ, khi nào ta sẽ gặp những hoa thơm cỏ lạ đầy chất độc, không biết điều gì chờ đợi trước mắt. Thế nhưng, đi theo lối của riêng mình, “lối đi không có dấu của chân người” ta cũng sẽ chiêm nghiệm được bao nhiêu thú vị. Trước hết ta là người tiên phong, khai phá, trên con đường mà ta chinh phục biết đâu sẽ có những điều thú vị. Nếu đi rừng , ta có thể khám phá ra được một vùng đất mới hay một loại cây, loại hoa mới lạ…Thoạt nghe qua tưởng chừng như hai quan điểm, hai ý kiến về hai lối đi của Lỗ Tấn  và Robert Frost trái ngược nhau nhưng thực sự là hai lối đi bổ sung cho nhau. Trên con đường chinh phục những ước mơ và thành công, ta cần phải tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm đúng đắn của người đi trước nhưng đồng thời ta cũng phải sáng tạo, khai phá tạo ra sắc màu  riêng của mình, tìm ra lối đi, suy nghĩ riêng cho chính mình. Biết lựa chọn lối đi phù hợp với chính mình là lúc ta nắm được trong tay một phần chìa khóa thành công.Cạnh bên những người biết cách  lựa chọn “ lối đi” cần thiết cho mình thì cũng có một số người vẫn có cực đoan trong cách lựa chọn, Có người an phận đi theo lối mòn, chấp nhận cái vỏ bọc an toàn rỗng tuếch. Họ khác nào những cỗ máy sao chép từ người khác, vô vị, nhạt nhẽo. Nhưng lại có những người không biết lượng sức, dù năng lực bản thân chẳng tới nhưng vẫn cố chứng tỏ chọn “ lối đi” khác biệt. Điều này quả thật tai hại, khi những khó khăn thử thách ập đến, liệu họ có thể vượt qua?.Vậy nên việc lựa chọn “ lối đi” cho bản thân rất quan trọng . Theo cá nhân người viết tùy thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta lựa chọn “ lối đi” phù hợp cho chính mình. Với những vẫn đề, giải pháp mà bản thân tin rằng chắc chắn đúng thì ta nên chọn “ lối đi không có dấu chân người” , khi đó ta khẳng định được bản thân và tạo nên sắc màu của riêng mình.Còn những vẫn đề còn chưa rõ ràng, bản thân chưa tường tận thì ta nên đi theo “ lối đi người ta đi mãi thành đường” như thế ta sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm, thừa hưởng được nhiều tri thức từ những người đi trước. Trong từng tình huống cụ thể ta nên chọn “ lối đi” phù hợp cho mình.Với hai quan niệm về “ lối đi” của Lỗ Tấn và Robert Fobrort, mỗi người có thể lựa chọn lối đi cho riêng mình. Nhưng điều tất yếu là ta cần phải tỉnh táo, linh hoạt trong cách lựa chọn của mình, Có lựa chọn được lối đi đúng đắn cho mình thì ta mới có thể vươn cao tới được thành công. Suy nghĩ nhận định chọn lối đi thành công chọn bạn

    Bình luận

Viết một bình luận