Trong tác phẩm Lặng Lẽ SaPa của chương trình Ngữ văn 9 , có một đoạn trò chuyện thú vị như sau : Anh hạ giọng , nửa tâm sự , nửa đọc lại một điều rõ

Trong tác phẩm Lặng Lẽ SaPa của chương trình Ngữ văn 9 , có một đoạn trò chuyện thú vị như sau :
Anh hạ giọng , nửa tâm sự , nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều :
– Hỗi chưa vào nghề , những đêm bầu trời đen kịt , nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa , cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình . Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa . Và , khi ta làm việc ta với công việc là đôi , sao gọi là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em , đồng chí dưới kia . Công việc của cháu gian khổ thế đấy , chứ cất nó đi , cháu buồn đến chết mất . Còn người thì ai mà chả thèm ” hở bác ? Mình sinh ra là gì , mình đẻ ở đâu , mình vì ai mà làm việc ? Đấy , cháu tự nói với cháu thể đấy . ( … ) Cháu bỗng dưng tự hỏi : Cái nhớ xe , nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy ? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng . ( … ) Từ đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết của em về tác phẩm , hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ những suy nghĩ đẹp của anh thanh niên về công việc và cuộc sống . Trong đoạn có sử dụng một câu chứa thành phần khởi ngữ và phép thể để liên kết câu

0 bình luận về “Trong tác phẩm Lặng Lẽ SaPa của chương trình Ngữ văn 9 , có một đoạn trò chuyện thú vị như sau : Anh hạ giọng , nửa tâm sự , nửa đọc lại một điều rõ”

  1.      Đoạn văn trên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa đã được tác giả Nguyễn Thành Long khắc họa chân thực và sâu sắc, làm nổi bật những suy nghĩ đẹp của anh thanh niên về công việc và cuộc sống. Về nghệ thuật thì tác giả đã sử dụng tình huống truyện tự nhiên, hấp dẫn cùng những hình ảnh chọn lọc đặc sắc, cho ta thấy được anh có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc với công việc :” ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ?” Anh từng trăn trở:”Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”, dù cho công việc gian khổ là thế nhưng “cất nó đi” là anh “buồn chết mất”, công việc của anh gắn liền với các anh em, đồng chí. Những lời nói ấy chất chứa bao tình yêu và niềm say mê với công việc, anh hiểu công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống và nó là sợi dây gắn kết anh với mọi người, với cách mạng, với công cuộc bảo vệ đất nước. Có lẽ đối với anh, hạnh phúc là được cống hiến, được sống vì người khác, được làm công việc đem lại ý nghĩa và giá trị lớn lao cho đời. Với ngôn ngữ đối thoại, giọng điệu chân thành, tha thiết, trữ tình, suy nghĩ của anh thanh niên về công việc và cuộc sống hiện lên thật đẹp và thể hiện được phẩm chất cao quý của anh: trưởng thành, có chiều sâu tâm hồn, suy nghĩ thấu đáo, có tinh thần trách nhiệm với công việc, sẵn sàng cống hiến hết mình cho công việc, cho Tổ quốc và niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống của anh. Chàng thanh niên trẻ này chính là tấm gương tiêu biểu của hình tượng người lao động mới trong xã hội chủ nghĩa – có tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp khiến chúng ta phải khâm phục. Nói tóm lại, những suy nghĩ đẹp của anh thanh nieenn về công việc và cuộc sống trong đoạn văn trên đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 
    ~ Chú thích: 
    – Yêu cầu tiếng Việt 
    + 1 thành phần khởi ngữ: Về nghệ thuật thì
    + 1 phép thế để liên kết câu: anh thế cho “anh thanh niên” ở câu trước

    Bình luận

Viết một bình luận