Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế? A. Nhật B. Anh C. Đức D. Mĩ Câu 14: Để đưa Nhật Bả

Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế?
A. Nhật B. Anh C. Đức D. Mĩ
Câu 14: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?
A. Tiến hành cải cách nền kinh tế xã hội đất nước.
B. Tăng cường chính sách quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
C. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng.
D. Ban hành đạo luật phục hưng công- nông nghiệp.
Câu 15: Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng là gì?
A. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
B. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
C. Học thuyết kinh tế học tư sản.
D. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.
Câu 16: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hai nơi nào của Nhật Bản bị Mĩ thả bom nguyên tử?
A. Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. B. Na-ga-xa-ki và Tô-ki-ô.
C. Tô-ki-ô và Hôc-cai-đô. D. Ô-xa-ka và Tô-ki-ô.
Câu 17: Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) nổ ra ở nước nào?
A. In-đô-nê-xi-a. B. Cam-pu-chia. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.
Câu 18: Quốc tế cộng sản được thành lập vào năm nào?
A. 1939. B. 1949. C. 1919. D. 1929.
Câu 19: Cuộc tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789 diễn ra vào thời gian nào?
A. 10/1789. B. 11/1789. C. 9/1789. D. 7/1789.
Câu 20: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là hai giai cấp chính của xã hội nào?
A. Phong kiến. B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Nguyên thuỷ. D. Tư bản.
Câu 21: Những năm 1921-1925, Liên Xô phục hồi và phát triển kinh tế nhờ vào chính sách nào?
A. Cải tạo nông nghiệp. B. Cộng sản thời chiến.
C. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. D. Chính sách kinh tế mới.
Câu 22: Chiến tranh Nga – Nhật xảy ra vào năm nào?
A. Năm 1934. B. Năm 1914. C. Năm 1904. D. Năm 1924.
Câu 23: Nhà bác học An-be Anh-xtanh đã phát minh ra thành tựu khoa học nào?
A. Lí thuyết tương đối. B. Khái niệm vật lí về không gian và thời gian.
C. Năng lượng nguyên tử. D. Lí thuyết nguyên tử hiện đại.
Câu 24: Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với Pháp là hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Hắc-măng. B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
C. Hiệp ước Nhâm Tuất. D. Hiệp ước Giáp Tuất.
Câu 25: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai?
A. Nguyễn Lân. B. Hoàng Tá Viêm.
C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 26: Người thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi (1911) là ai?
A. Tôn Trung Sơn. B. Khang Hữu Vi.
C. Lương Khải Siêu. D. Viên Thế Khải.
Câu 27: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
A. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
C. Hiệp ước Hắcmăng (1883). D. Hiệp ước Patơnốt (1884).
Câu 28: Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập vào tháng, năm nào?
A. 1/1942. B. 2/1943. C. 1/1943. D. 1/1944.
Câu 29: Trước cách mạng 1789, xã hội Pháp phân ra những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, quý tộc, tư sản.
B. Tăng lữ, quý tộc, nông dân.
C. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.
Câu 30: Người soạn thảo ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848 là ai?
A. Các Mác và Ăng ghen. B. Oasinhtơn.
C. Lênin. D. Hồ Chí Minh.
Câu 31: Năm 1882, thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
B. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 32: Ai được nhân dân ta phong làm Bình Tây đại nguyên soái?
A. Phạm Bành. B. Trương Định.
C. Nguyễn Hữu Huân. D. Đinh Công Tráng
Câu 33: Công xã Pari tồn tại trong bao nhiêu ngày?
A. 115 ngày. B. 110 ngày. C. 72 ngày. D. 100 ngày.
Câu 34: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trên thế giới đã hình thành hai khối quân sự kình địch nhau, đó là khối quân sự nào?
A. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.
B. Khối NATO và khối SEV.
C. Khối các nước G7 và khối EU.
D. Khối SEATO và khối ASEAN.
Câu 35: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm nào?
A. 1945. B. 1943. C. 1941. D. 1946.

0 bình luận về “Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế? A. Nhật B. Anh C. Đức D. Mĩ Câu 14: Để đưa Nhật Bả”

  1. 13 – D. Mĩ

    14 – B. Tăng cường chính sách quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

    15 – B. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.

    16 – A. Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.

    17 – D. Ấn Độ.

    18 – C. 1919.

    19 – D. 7/1789.

    20 – D. Tư bản.

    21 – D. Chính sách kinh tế mới.

    22 – C. Năm 1904.

    23 – A. Lí thuyết tương đối.

    24 – C. Hiệp ước Nhâm Tuất.

    25 – C. Hoàng Diệu.

    26 – A. Tôn Trung Sơn.

    27 – D. Hiệp ước Patơnốt (1884).

    28 – A. 1/1942.

    29 – C. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba.

    30 – A. Các Mác và Ăng ghen.

    31 – D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

    32 – B. Trương Định.

    33 – C. 72 ngày.

    34 – A. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.

    35 – A. 1945

    Bình luận
  2. 13. D

    14.  B

    15. B

    16. A

    17. D

    18. C

    19. D

    20.  D

    21. B

    22. C

    23. A

    24. C

    25. C

    26. A

    27. C,D

    28. A

    29. C

    30. A

    31. D

    32. B

    33. C

    34. A

    35. A

    vote 5*, cảm ơn và cho mình câu trả lời hay nhất nhaaaaa

    Bình luận

Viết một bình luận