Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết:
Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
– Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên, hồi hộp, nhưng vẫn im lặng
Câu 1. Theo trình tự của tác phẩm, đoạn trích trên nằm ở phần nào? Nhân vật “bác già” được nhắc đến trong đoạn trích là ai? Nhât vật ấy có vai trò như thế nào trong tác phẩm?

0 bình luận về “Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết: Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc”

  1. Câu 1.

    -Theo trình tự của tác phẩm, đoạn trích trên nằm ở phần :

    Ở phần cuối của tác phẩm, khi ông họa sĩ và cô kĩ sư chia tay với anh thanh niên để tiếp tục chuyến đi

    -Nhân vật “bác già” được nhắc đến trong đoạn trích là 

    Ông họa sĩ

    -Nhân vật ấy có vai trò như thế nào trong tác phẩm

    + Làm nổi bật phẩm chất, vẻ đẹp của anh thanh niên. Người kể chuyện nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông họa sĩ để quan sát và miêu tả nhân vật chính

    + Ông họa sĩ là nghệ sĩ chân chính, có tâm hồn nhạy cảm, ông xúc động về người con trai qua lời kể  bác lái xe, ngạc nhiên với hành động của ng con trai ấy , rồi bối rối khi nghe công việc của anh , và cảm động, muốn vẽ lại chân dung anh

    -> Anh thanh niên là vẻ đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống con người với những phẩm chất đáng quý , vẻ đẹp từ tâm hồn con người ở Sa Pa

    Bình luận
  2. $#ngocninh2009$

    Câu 1:

    -Ở phần cuối của tác phẩm, khi ông họa sĩ và cô kĩ sư chia tay với anh thanh niên để tiếp tục chuyến đi

    -Ông họa sĩ

    – Làm nổi bật phẩm chất, vẻ đẹp của anh thanh niên. Người kể chuyện nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông họa sĩ để quan sát và miêu tả nhân vật chính.

    -Ông họa sĩ là nghệ sĩ chân chính, có tâm hồn nhạy cảm, ông xúc động về người con trai qua lời kể  bác lái xe, ngạc nhiên với hành động của người con trai ấy rồi bối rối khi nghe công việc của anh  và cảm động muốn vẽ lại chân dung của anh.

    ⇒Anh thanh niên là vẻ đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống con người với những phẩm chất đáng quý , vẻ đẹp từ tâm hồn con người trong Sa Pa.

    xin hay nhất để mk có động lực <3

    Bình luận

Viết một bình luận