Trong truyện ngắn ‘Sống chết mặc bay’ tác giả đã khéo léo kết hợp phép tương phản và tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó có việc vạch trần bản chất ‘lòng lang dạ thú’ của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
giúp mk vs mk đg cần gấp nhanh và đúng vote 5s và ctrlhn ạ
Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó có việc vạch trần bản chất “Lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên?
1/Về hình thức :
-Học sinh biết làm bài văn nghị luận chứng minh : biết lập luận ,sử dụng lý lẽ dẫn chứng hợp lý .
-Có bố cục rõ ràng ,có luận điểm hợp lý .
2/Về nội dung : Bài viết cần nêu được các ý cơ bản sau
a/Mở bài :
-Giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và truyện ngắn Sống chết mặc bay”
-Đánh giá khái quát về tác phẩm : Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách viết truyện của tác giả và cũng là tác phẩm mở đầu cho xu hướng truyện hiện đại Việt Nam .
-Dẫn nhận định nêu ở đề bài .
b/Thân bài: (6điểm) HS cần làm rõ các ý sau:
*Truyện đã vạch trần bản chất lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân (3,5điểm)
-Tình huống hộ đê : gần một giờ đêm ,trời mưa tầm tã ,nước sông Nhị Hà lên to quá. .
-Cảnh quan lại đánh bài ,coi sinh mạng của hàng ngàn người dân không bằng 120 lá bài -> Thú chơi bài bạc đã khiến bọn chúng mất hết lương tri ,nhân tính Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp”.Cuối cùng đe vỡ ,quan đỏ mặt tía tai Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày”.Rồi lại bình thản quay sang cười hả hê ,đắc chí với ván bài ù to” . . .
*Sử dụng kết hợp khéo léo phép tương phản và tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật (3,5 điểm) :
-Thể hiện ở ngay đầu tác phẩm : một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, hàng trăm con người đang ra sức chống chọi với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả, người nào người ấy “lướt thướt như chuột lột” >< Một bên là cảnh quan huyện – những “cha mẹ của dân” đang “uy nghi chễm chện ngồi ” đánh tổ tôm như không hay biết gì.
– Sự tương phản càng thể hiện ngày càng rõ trong tác phẩm : Từ lúc sắp vỡ đê -> lúc vỡ đê
=> Qua đó, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
– Giọng văn khi tha thiết, xúc động, khi cay độc mỉa mai. Qua đó bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của tác giả trước thảm cảnh của dân chúng.
c/ Kết bài:
– Khẳng định lại nội dung nhận định trên đối việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
– Đánh giá về sức sống của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.