Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ

Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ xuống cúi lạy, mấy đồng tiền trong túi áo rơi xuống nhẹ nhàng trên tấm chiếu. Có lẽ vì chúng chẳng gây ra tiếng động nào, hay vì quá tập trung nên ông nội tôi không hề hay biết. Tuy nhiên, người đàn ông quỳ gần đấy thì lại khác. Ông này nhanh như chớp đưa tay lấy vội rồi lẩn vào đám đông đằng xa, trước khi tôi kịp phản ứng.
Chờ cho ông cầu nguyện xong, tôi vội kể lại toàn bộ sự việc và hăng hái sẽ chỉ mặt người ấy cho ông. Tuy nhiên, trái với vẻ hùng hổ của tôi, ông chỉ từ tốn: “Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội”. Dạo ấy, gia đình tôi có một cửa hàng rau quả nên ông tôi nảy ra một ý định. Ông bảo tôi: “ Mỗi tháng, chúng ta sẽ gói một ít thức ăn, rau quả và cháu sẽ gửi cho ông ấy nhé. Đó sẽ là món quà bí mật mà chúng ta dành cho ông ấy”.
Câu 5( 1,0 điểm). Em hiểu thế nào về câu nói của người ông: “Nếu người đàn ông ấy phải ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm này thì chắc hẳn ông ấy phải túng thiếu cùng cực lắm. Ta không nên vội”.
Câu 6( 1,0 điểm). Theo em, ”món quà bí mật” mà hai nhân vật ông và cháu dành tặng người đàn ông là gì?

0 bình luận về “Trong túi ông nội tôi lúc nào cũng có vài đồng tiền xu. Đó vốn là thói quen của ông. Một lần lúc còn bé, tôi theo ông vào đền cầu nguyện. Khi ông quỳ”

  1. Câu 5: Em hiểu:

    – Người đàn ông ăn trộm ở nơi thờ cúng tôn nghiêm như vậy là bởi vì do quá túng thiếu, cùng cực. Chính hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn đã buộc ông ta phải làm việc xấu, phải ăn trộm, ăn cắp.

    Câu 6: 

    – ”Món quà bí mật” ở đây chính là lòng thương, sự chia sẻ, san sẻ của hai ông cháu dành tặng cho người đàn ông. Hai ông cháu  tặng món quà này không chỉ xuất phát từ lòng thương cảm mà nó còn xuất phát từ hi vọng, từ mong muốn của hai ông cháu. Đó là muốn người đàn ông ấy không đi ăn trộm, ăn cắp nữa. Và hai ông cháu cũng hi vọng là món quà bí mật của mình sẽ giúp người đàn ông phần nào hiểu được, nhận ra việc làm của bản thân đang làm là sai và từ đó biết sửa chữa sai lầm, biết thay đổi cuộc sống tốt hơn chứ không đi ăn trộm nữa. 

    Bình luận

Viết một bình luận